Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đưa ra cả loạt yêu cầu ứng phó với bão số 6 được cho là phức tạp khó lường nhất kể từ đầu năm

Đăng ngày: 09-11-2019 | Lượt xem: 1258
TCCTSau khi nghe báo cáo từ các thành viên Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá về cơn bão số 6 và đưa ra những chỉ đạo cụ thể

Hướng di chuyển khó lường

Đường đi của bão số 6 diễn biến phức tạp, di chuyển khó lường là do nó đang chịu tác động của nhiều hình thái khác nhau. Hiện đang có sự hoạt động của 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, bao gồm: Siêu bão Halong ở phía tây bắc Thái Bình Dương, bão số 6 - Nakri ở Biển Đông, vùng áp thấp nhiệt đới ở vịnh Bengal và bão Hanna ở Ấn Độ Dương.

Dự báo đường đi của bão số 6 cho đến ngày 10 tháng 11

Dự báo đường đi của bão số 6 cho đến ngày 10 tháng 11

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia

Đây là trường hợp đặc biệt khi cùng một lúc xuất hiện 4 vùng xoáy thuận nhiệt đới trên cùng một dải liên đại dương từ Ấn Độ Dương đến phía tây bắc Thái Bình Dương. Đồng thời, bão số 6 liên tục tăng cấp là do đang di chuyển trên một vùng biển ấm. Các điều kiện động lực ngay tại khu vực bão hoạt động cũng thuận lợi để bão tích tụ năng lượng và mạnh lên.

Chiều ngày hôm qua 8/11, tâm bão số 6 - Nakri cách đảo Song Tử Tây trên 200 km về phía đông bắc với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt cấp 12, giật cấp 15. Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định đây là cường độ mạnh nhất mà bão số 6 có thể đạt được kể từ khi hình thành cho đến lúc đổ bộ.

Cường độ này duy trì trong các ngày 8-10/11 nhưng hướng đi và vận tốc của bão có sự thay đổi. Trong 24 giờ tới, bão sẽ di chuyển theo hướng tây tây nam với tốc độ 5-10 km/h.

Chiều hôm nay ngày 9/11, tâm bão cách đảo Song Tử Tây 170 km về phía bắc tây bắc và cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa 460 km về phía đông. Sau đó, bão giữ nguyên hướng di chuyển và tiến vào đất liền với vận tốc 15 km/h. Lúc này, sức gió mạnh nhất giảm xuống còn cấp 9-10, giật cấp 12.

Bão sẽ suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới và tiếp đó thành một vùng áp thấp trên khu vực phía đông bắc Campuchia sau khi đổ bộ.

Cơ quan khí tượng nhận định ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh sẽ gây mưa cho các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ trong các ngày từ 9 đến 12/11. Mưa tập trung vào các ngày 10-11/11, trong thời gian bão đổ bộ. Khu vực trọng điểm mưa lớn gây nguy cơ lũ quét, sạt lở thuộc các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.

Những chỉ đạo cụ thể

Dù đánh giá cao lực lượng chức năng và các địa phương đã chuẩn bị tốt trong ứng phó với cơn bão số 5 vừa qua nhưng Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý bão số 6 là cơn bão rất mạnh và có hình thái phức tạp.

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ứng phó với cơn bão số 6

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ứng phó với cơn bão số 6

Phó Thủ tướng đề nghị thành viên của Ban chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương đặc biệt phải bảo đảm an toàn trên biển, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền để yêu cầu họ vào nơi tránh trú.

Các địa phương và lực lượng chức năng ban hành lệnh cấm biển và chủ động cho học sinh nghỉ học; chủ động di dời, kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè nuôi trồng trên biển… đến nơi an toàn.

Đối với một số bộ, ngành, Phó Thủ tướng yêu cầu:

Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cùng địa phương có trách nhiệm bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, điều tiết nước trong hồ chứa cho thủy điện và thủy lợi.     

Các cơ quan chức năng theo dõi diễn biến cơn bão để phối hợp với bộ ngành, địa phương trong việc chỉ đạo ứng phó với phương châm 4 tại chỗ.

Bộ GTVT hỗ trợ 1-2 tàu vào Bình Định để hỗ trợ địa phương.

Các cơ quan truyền thông tiếp tục chủ động đưa tin kịp thời chính xác về diễn biến của bão để người dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó với cơn bão này.

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: