Indonesia bắn mây đen sau trận 'đại hồng thủy' khiến 43 người chết

Đăng ngày: 03-01-2020 | Lượt xem: 1275
Indonesia tiến hành phá các đám mây ngày 3/1 như một biện pháp ngăn những cơn mưa nặng hạt hơn trút xuống thủ đô Jakarta.

Jakarta vừa trải qua trận lũ quét và sạt lở đất nghiêm trọng khiến hàng chục người chết sau trận mưa lớn nhất từng được ghi nhận ở đây.

Tính đến 3/1, số người thiệt mạng ở thủ đô và các khu vực lân cận đã tăng lên 43, theo Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia Indonesia (BNPB). Hàng chục nghìn người phát sơ tán.

Mưa lớn gây ra lũ quét và nhấn chìm Jakarta cùng các thành phố lân cận đêm 31/12, kéo dài vài giờ sang năm mới. Khoảng 30 triệu người sinh sống ở đây bị ảnh hưởng.

Trận “đại hồng thủy” đầu năm 2020 là một trong những trận mưa lớn nhất kể từ năm 1866, Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) hôm nay cho biết. Cơ quan này cho biết biến đổi khí hậu đã làm khí hậu trở nên khắc nghiệt hơn, theo Reuters.

Indonesia ban may den sau tran 'dai hong thuy' khien 43 nguoi chet hinh anh 1 Screen_Shot_2020_01_03_at_13.38.12.png

Trẻ em chơi đùa dưới dòng nước ngập ở thủ đô Jakarta của Indonesia hôm 2/1. Ảnh: Reuters.

Căn cứ vào dự báo mưa lớn còn tiếp diễn, đảo quốc đã điều động hai máy bay nhỏ sẵn sàng “phá vỡ các đám mây đen tiềm năng” trên eo biển Sunda. Trong khi đó, một máy bay lớn hơn trong tình trạng túc trực, theo Cơ quan Đánh giá và Ứng dụng Công nghệ Indonesia (BPPT).

“Tất cả đám mây đang di chuyển về phía khu vực Greater Jakarta (gồm Jakarta và vùng bao quanh) và dự kiến gây mưa ở đó, sẽ bị bắn hóa chất NaCl (natri clorua)”, BPPT hy vọng sẽ phá được các đám mây trước khi chúng bay đến khu vực Greater Jakarta.

Cloud seeding, hay kỹ thuật bắn muối vào các đám mây để kích hoạt mưa rơi sớm hơn dự kiến, thường được sử dụng ở Indonesia để dập tắt đám cháy rừng trong mùa khô.

Cơ quan BMKG dự báo Indonesia sẽ mưa xối xả đến ngày 7/1 và các cơn mưa nặng hạt sẽ tiếp tục kéo dài đến giữa tháng 2.

Đến ngày 3/1, một số khu vực của thành phố lớn nhất Đông Nam Á vẫn bị ngập. Hàng trăm máy bơm được sử dụng để hút nước ra khỏi các khu vực dân cư và cơ sở hạ tầng công cộng hôm 2/1.

Theo news.zing.vn

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: