Hiện đại hóa ngành khí tượng thủy văn – nhìn từ công tác cán bộ

Đăng ngày: 18-07-2019 | Lượt xem: 3876
Ngành Khí tượng Việt Nam đã trải qua hơn 100 năm hoạt động và phát triển với nhiều cống hiến quan trọng cho đất nước cũng như nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng rất lớn của thiên tai có nguồn gốc KTTV, nhưng không thể phủ nhận một thế kỷ qua với sự nỗ lực không mệt mỏi của các nhà khoa học, nhà quản lý, những hiện tượng thời tiết, đặc biệt là thời tiết cực đoan đã được dự báo, cảnh báo tương đối kịp thời. Đặc biệt, với Việt Nam, một quốc gia mà ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, nhu cầu về thông tin thời tiết, về sự thay đổi mùa rất cần thiết thì vai

Ngành KTTV qua 100 năm phát triển, đặc biệt trong những năm gần đây vai trò của ngành KTTV đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đã ngày càng được nâng cao. PGS. TS Trần Hồng Thái thể hiện ấn tượng và tự hào rằng những thế hệ nhà khoa học, cán bộ viên chức toàn ngành đã phục vụ, bảo vệ thành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đưa ra những thông tin cảnh báo kịp thời, chính xác để Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương có phương án, giải pháp hành động phòng, chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Ngoài vai trò phục vụ phòng chống thiên tai thông tin KTTV còn phục vụ cho các ngành kinh tế phát triển. Chúng tôi cung cấp thông tin để ngành nông nghiệp phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi. Hay thông tin cho ngành điện trong việc  dự báo trước về dòng chảy để đảm bảo dung tích hồ chứa sản xuất điện tốt nhất… Ngành hàng không, hàng hải cũng rất cần thông tin của  KTTV. Những đóng góp của ngành khí tượng thủy văn tạo điều kiện cho sự phát triển và tăng trưởng của các ngành…

Như vậy, chúng ta cần phát triển mô hình dự báo trong khu vực với tham số vật lý phù hợp với điều kiện khu vực nước ta, điều này phải có sự hợp tác từ các nhà khoa học, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới chúng ta chịu tác động từ 2 hệ thống lưu giữ lớn chi phối tác động của khí hậu thời tiết của ta. Chúng ta cần phát triển để làm chủ được mô hình và đưa tham số đặt phù hợp với điều kiện nước ta. Từ đó, cần phát triển hệ thống dự báo hạn cực ngắn, để dự báo thành công chúng ta phải báo hạn cực ngắn đòi hỏi không những là nguồn chuẩn hóa số liệu ước lượng mưa từ radar và hệ thống quan trắc đáp ứng nhu cầu tiến tới ngang với các nước.

Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã trở thành trung tâm hỗ trợ cho công tác đào tạo về lũ quét, sạt lở đất. Từng bước tham dự các hoạt động đào tạo của thế giới, các tổ chức đa phương… chúng ta đã đăng cai tổ chức nhiều khóa đạo tạo của thế giới về lũ quét sạt lở đất. Qua đó, số chuyên gia người Việt Nam được tham gia đào tạo tăng lên rất nhiều, góp phần rất tốt cho công tác dự báo và Thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn. Ngoài phối hợp đa phương, Việt Nam đã phối hợp nhiều song phương, chúng tôi thiết lập nhiều kênh thông tin với các nước bạn như Nhật, Hồng Kông, Trung Quốc để trao đổi thông tin, cùng đưa ra nhận định về dự báo và cảnh báo  bão. Đây là kênh thông tin hết sức hiệu quả trong công tác dự báo bão khi chưa cập bờ. Chúng ta cũng đã phối hợp với một số nước như Phần Lan hay Nhật Bản để tăng cường năng lực quan trắc của mạng lưới radar. Chúng ta đã đề nghị Nhật Bản hỗ trợ không hoàn lại cho hai radar và hỗ trợ kỹ thuật ở Vinh và Phù Liễn…

Chúng ta có quan hệ rất tốt với nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc để hỗ trợ kỹ thuật cho chúng ta. Hàn Quốc sẵn sàng đầu tư, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam hệ thống quan trắc tự động, công nghệ truyền tin…Bên cạnh những đóng góp cho Tổ chức khí tượng thế giới, những tổ chức ở  khu vực và bên cạnh đó là việc cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ về tài chính, về kỹ thuật của các nước phát triển, Việt Nam đã từng bước nâng cao vị trí, vai trò trên trường quốc tế và khu vực. Chúng ta đã chủ động hơn, có tiếng nói nhất định trong Tổ chức khí tượng thế giới. Tổ chức Khí tượng thế giới cũng rất quan tâm đến tiếng nói của Việt Nam. Trong thời gian tới, chúng ta cũng cố gắng tiếp cận theo hình thức để các chuyên gia tham gia vào các sự kiện tầm thế giới. Tôi cho rằng đây là chiến lược hợp tác quốc tế mà Tổng cục rất quan tâm.

Chúng ta cần thiết lập các hệ thống quan trắc ở biển vì diện tích có biển chúng ta rất rộng. Có được số liệu trên biển chúng ta sẽ có cơ sở dữ liệu để dự báo được những khả năng của cơn bão khi ảnh hưởng…Ở một khía cạnh khác, để giữ tình đoàn kết trong khu vực cũng là nâng cao vai trò của KTTV thì ngành KTTV đang có những dự án hỗ trợ cho các nước bạn Lào, Campuchia, tăng cường năng lực quan trắc, giám sát, dự báo thiên tai cho các nước bạn trong khu vực. Chúng ta làm như vậy vừa tăng cường lực của chúng ta, vừa tăng cường lực cho bạn, vừa tăng cường lực hợp tác quốc tế giữa ngành KTTV Việt Nam với Ngành KTTV của hai nước bạn. Mặt khác, các số liệu quan trắc từ Lào và Campuchia phục vụ rất hiệu quả cho công tác dự báo của Việt Nam.

Tin Vụ TCCB

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: