Triển khai các nhiệm vụ trong chiến lược phát triển lĩnh vực dự báo KTTV giai đoạn 2020-2030

Đăng ngày: 30-06-2020 | Lượt xem: 895
Triển khai các nhiệm vụ trong chiến lược phát triển lĩnh vực dự báo KTTV giai đoạn 2020-2030

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật triển về công tác cảnh báo, dự báo KTTV và thiên tai KTTV

- Sửa đổi Luật Khí tượng Thủy văn và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

- Xây dựng các quy định, quyết định của chính phủ về công tác dự báo, cảnh báo và truyền tin KTTV.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về công tác dự báo KTTV.

- Xây dựng khung dịch vụ khí hậu toàn cầu tại Việt Nam.

2. Đồng bộ và hiện đại hóa công nghệ dự báo, cảnh báo KTTV

- Xây dựng hệ thống chuyên dụng phân tích và dự báo bão và áp thấp nhiệt đới.

- Phát triển hệ thống dự báo mô hình số trị trong dự báo nghiệp vụ, trong đó tập trung kiểm soát và đánh giá chất lượng dữ liệu đầu vào, sản phẩm dự báo đầu ra, đồng hóa số liệu, dự báo định lượng mưa,… ở các thời hạn dự báo từ cực ngắn đến dự báo dài.

+ Đến năm 2021: Cập nhật được số liệu quan trắc địa phương và khu vực cho mô hình số trong nghiệp vụ; hoàn chỉnh được Quy trình xử lý và kiểm soát số liệu radar, đo mưa tự động; có các bản đồ ước lượng mưa (QPE), dự báo mưa hạn cực ngắn (QPF) quy mô giờ độ phân giải cao (1km x 1km);

+ Đến năm 2025: Có được mô hình số trị phân giải cao với hệ thống đồng hóa số liệu hoàn chỉnh cho Việt Nam (cập nhật đầy đủ số liệu Radar, vệ tinh và quan trắc tự động trong nghiệp vụ);

+ 2026-2030: Thiết lập hệ thống đồng hóa biến phân 4 chiều và cập nhật được các loại số liệu quan trắc mới (độ ẩm khí quyển, gió cắt lớp); nghiên cứu sâu về khía cạnh động lực, vật lý của mô hình và ứng dụng cho từng loại hình thiên tai cụ thể.

- Xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo lũ quét, sạt lở đất thời gian thực cho các khu vực vùng núi, trung du trên toàn quốc, chi tiết đến cấp huyện.

- Phát triển Khung dịch vụ khí hậu toàn cầu tại Việt Nam.

- Hoàn thiện hệ thống Quy trình dự báo nghiệp vụ hỗ trợ dự báo viên trong việc theo dõi, phân tích, dự báo, cảnh báo thủy văn hạn ngắn và dự báo, cảnh báo lũ.

- Tích hợp tất cả các mô hình dự báo thủy văn trên các lưu vực sông lên hệ thống hỗ trợ dự báo (FSS) “Phát triển hệ thống phần mềm phục vụ tích hợp dữ liệu và hỗ trợ dự báo thời tiết”.

- Xây dựng công nghệ cảnh báo ngập lụt đô thị, khu công nghiệp trọng điểm, ưu tiên cho khu vực thành phố trực thuộc Trung ương; xây dựng công cụ cảnh báo, dự báo chi tiết phạm vi ngập lụt, độ sâu ngập lụt vùng hạ lưu các lưu vực sông và hạ lưu các hồ chứa.

- Xây dựng công nghệ dự báo sóng, dòng chảy chi tiết cho các vùng ven bờ biển Việt Nam.

- Xây dựng, cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, cấp đội rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là đối với lũ, ngập lụt, bão mạnh, siêu bão.

- Ứng dụng công nghệ AI, dữ liệu lớn trong dự báo, cảnh báo KTTV.

3. Đa dạng hóa các hình thức truyền tải thông tin cảnh báo, dự báo, hướng tới dự báo dựa trên tác động, cảnh báo dựa trên rủi ro

- Xây dựng hệ thống hỗ trợ xác định tác động của các thiên tai và rủi ro do thiên tai KTTV đối với kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư thời gian thực (như giám sát bão, mưa lớn, dông, lốc, mưa đá, ngập lụt đô thị, hạn hán, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn, nguồn nước…).

Vụ KHQT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: