Phân tích đánh giá Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia “Các yếu tố Khí tượng Thủy văn - khái niệm, thuật ngữ, ký hiệu và đơn vị đo”

Đăng ngày: 25-05-2019 | Lượt xem: 7384
Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) được xây dựng bởi Vụ Quản lý mạng lưới khí tượng thủy văn Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế và Tổng cục có nhận xét đánh giá.

Mục 2.2. Áp suất khí quyển: Xem lại và làm rõ hơn ý nghĩa bảng so sánh đơn vị đo hPa với các đơn vị đo khí áp khác. Mục 2.3. Gió: Xem xét bổ sung “Gió bề mặt” để thống nhất với TCVN Quan trắc khí tượng bề mặt (KTBM) xây dựng năm 2018 và đang trình Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị công bố. Mục 2.3.2. Hướng gió: Bổ sung ký hiệu và đơn vị đo để thống nhất với TCVN Quan trắc KTBM xây dựng năm 2018 và đang trình Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị công bố.

Mục 2.4.1. Lượng bốc hơi: Xem lại đơn vị đo “mm, cm, g” là chưa hợp lý. Nếu “Lượng bốc hơi là lượng nước bị bốc hơi trên một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian” thì đơn vị đo phải có đơn vị đo diện tích và đơn vị thời gian.  Mục 2.4.3. Bốc hơi tiềm năng: a) Xem lại và giải thích rõ hơn thuật ngữ “trên một đơn vị bề mặt” là như thế nào? b) Xem lại đơn vị đo “mm” là chưa hợp lý. Nếu “Bốc hơi tiềm năng là lượng hơi nước có thể bốc ra khỏi bề mặt nước nguyên chất trên một đơn vị bề mặt và trong một đơn vị thời gian dưới các điều kiện khí quyển hiện hữu” thì đơn vị đo phải có đơn vị diện tích và đơn vị thời gian. Mục 2.6.1. Độ ẩm tương đối và Mục 2.6.2. Độ ẩm tuyệt đối: Xem lại thuật ngữ để thống nhất với TCVN Quan trắc KTBM xây dựng năm 2018 và đang trình Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị công bố.

Mục 2.7. Giáng thủy: Xem xét lại khái niệm và bổ sung ký hiệu để thống nhất với TCVN Quan trắc KTBM xây dựng năm 2018 và đang trình Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị công bố. Mục 2.8. Tầm nhìn ngang: Bổ sung ký hiệu để thống nhất với TCVN Quan trắc KTBM xây dựng năm 2018 và đang trình Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị công bố. Mục 2.9. Nắng: Xem lại thuật ngữ “nắng là thuật ngữ” vì đây là TCVN về thuật ngữ nên cần đưa ra khái niệm, thuật ngữ cho nắng là gì?

Mục 2.10. Mây: Xem xét lại khái niệm để thống nhất với TCVN Quan trắc KTBM xây dựng năm 2018 và đang trình Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị công bố. Mục 2.11. Lượng mây: Xem xét viết lại khái niệm, thuật ngữ rõ nghĩa hơn. Mục 3.1.1. Nhiệt độ đất tại các lớp sâu: Làm rõ sự khác biệt với Mục 2.5.2. Nhiệt độ các lớp đất sâu? Có cần thiết phải quy định riêng mục 3.1.1 cho khí tượng nông nghiệp không? Mục 3.3. Mức độ sinh trưởng, phát triển của cây trồng và Mục 3.4. Năng suất cây trồng: Đề nghị bỏ vì không phải là các khái niệm, thuật ngữ về KTTV.

Mục 4.1. Áp suất khí quyển: Làm rõ sự khác biệt với Mục 2.2. Áp suất khí quyển (phần KTBM)? Có cần thiết phải quy định riêng mục 4.1 cho khí tượng trên cao không? Tương tự đối với Mục 4.2. Nhiệt độ không khí và Mục 4.3. Độ ẩm không khí vì đã có ở Mục 2.5 và Mục 2.6 phần KTBM. Mục 4.6.1. Ozon theo từng lớp: Xem lại thuật ngữ: “Ozon theo từng lớp là quan trắc trắc lượng ozon…”? Ngoài ra, thống nhất sử dụng Ozon hay ôzôn. Mục 4.7. Cường độ bức xạ cực tím: Xem lại khái niệm và đơn vị đo để phù hợp với nhau. Mục 4.8. Radar: Đề nghị bỏ vì đây không phải là các khái niệm, thuật ngữ về khí tượng thủy văn.

Mục 4.9. Định vị sét: Tên của Mục 4.9 là Định vị sét không phù hợp với Khái niệm “Sét là hiện tượng phóng điện …”. Mục 5.6. Tốc độ nước: Xem lại và làm rõ hơn khái niệm, thuật ngữ tốc độ nước là gì? Không nên đưa ra khái niệm “Tốc độ nước là tốc độ điểm đo, tốc độ trung bình thủy trực, tốc độ trung bình mặt ngang”. Mục 5.8. Độ dốc: Bổ sung khái niệm, thuật ngữ độ dốc là gì? Mục 5.10. Tổng lượng dòng chảy: Sửa lại đơn vị đo “.103, .106 hoặc .109 m3”. Mục 5.11.3. Hàm lượng chất lơ lửng đại biểu: Bổ sung ký hiệu và đơn vị đo. Mục 5.11.5. Tổng lượng chất lơ lửng: Sửa lại đơn vị đo “103 tấn hoặc 106 tấn”.  Ngoài ra, phần các yếu tố thủy văn xem xét, bổ sung thêm một số khái niệm, thuật ngữ như sau:  Phù sa lơ lửng, phù sa di đáy.  Hàm lượng chất lơ lửng thực đo toàn mặt ngang, hàm lượng chất lơ lửng mặt ngang trung bình ngày/trung bình tháng/năm, hàm lượng chất lơ lửng mặt ngang trung bình khi triều lên/xuống,  Tổng lượng chất lơ lửng khi triều lên/xuống, tổng lượng chất lơ lửng tháng/năm.  Vùng sông ảnh hưởng thủy triều, thời kỳ dòng nước chịu ảnh hưởng thủy triều mạnh/triều yếu. Dòng triều, nước đứng, nước đứng triều lên, nước đứng triều xuống, mực nước đứng triều lên, mực nước đứng triều xuống, thời gian dòng triều lên, thời gian dòng triều xuống, kỳ dòng triều, lượng triều lên, lượng triều xuống.

Mục 6.2. Mực nước biển: Phải đưa ra khái niệm, thuật ngữ, không chỉ đưa công thức. Ngoài ra, làm rõ hơn đây là mực nước biển quan trắc. Mục 6.12. Hướng sóng: Xem lại phần ký hiệu hướng sóng. Mục 6.14. Sáng biển: Bổ sung thêm các khái niệm “Sáng tia, sáng sữa, sáng đám sinh vật lớn” và tương ứng với từng loại ký hiệu. Ngoài ra, Mục 6. Các yếu tố hải văn: Xem xét, bổ sung thêm các khái niệm, thuật ngữ sau:  Độ cao thủy triều, nước lớn, nước ròng, chu kỳ triều, biên độ triều, độ lớn triều; Vùng nhật triều đều, vùng bán nhật triều đều, vùng nhật triều không đều, vùng bán nhật triều không đều; Nước lớn cao, nước lớn thấp, nước ròng cao, nước ròng thấp, triều dâng, triều rút, kỳ nước cường, kỳ nước kém, mực nước cực trị tần suất hiếm, mực nước biển dâng, các loại số “0”. Sóng nước nông, sóng lăn tăn, sóng xô bờ, sóng đập, sóng gợn, sóng nhào (sóng vỡ), sóng thần, độ dốc sóng, tốc độ truyền sóng, tần số sóng.

Những nhận xét đánh giá này là rất có ý nghĩa để xây dựng văn bản pháp luật có tính khả thi và thực tế cao.

Tin: Thành Công - Vụ KHQT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: