Bản báo cáo mới dài 1.300 trang của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu cho biết đây là một vấn đề thật sự nghiêm trọng. Trái đất đã ấm hơn 1,1°C so với cuối thế kỷ 19, có thể đạt đến 1,5°C, mức mà Thỏa thuận chung Paris của Liên hợp quốc muốn duy trì dưới ngưỡng đó - vào cuối thập kỷ này hoặc xa hơn, ngay cả khi đã giảm phát thải khí nhà kính.
Hiện tại, chúng ta đang ở thời điểm mà lượng khí thải của nhân loại, đặc biệt là lượng khí thải tăng cao trong suốt thế kỷ 21, đã khiến chúng ta phải hứng chịu loạt “hiệu ứng gợn sóng” trong nhiều thập kỷ.
Một nhóm các nhà khoa học gồm 234 nhân sự trên toàn thế giới, những người đã góp phần hoàn thiện nên bản báo cáo nhấn mạnh rằng con người phải chịu trách nhiệm "rõ ràng" về tình trạng này.
“Tất cả các khu vực" trên toàn cầu - bao gồm cả các thành phố được cho là thân thiện với khí hậu, đều sẽ bị tác động bởi tần suất các đợt nắng nóng gia tăng mạnh mẽ, kèm theo đó là những cơn bão, đợt hạn hán lịch sử và mực nước biển dâng cao, cũng như tốc độ tan chảy của lớp băng vĩnh cử.
“Trong trường hợp xấu nhất, lượng khí thải tăng cao trong những thập kỷ tới có thể ảnh hưởng lớn đến một số khu vực nhất định, mặc dù các mô hình dự báo thời tiết tân tiến nhất của chúng tôi vẫn nhìn thấy được hậu quả ra sao.
Vấn đề này có thể khiến Dải băng Greenland tan chảy hoàn toàn, kéo theo mực nước biển dâng cao “không thể đảo ngược". Vòng tuần hoàn đảo lộn kinh tuyến Đại Tây Dương, một dòng hải lưu thiết yếu giúp xác định các hình thái thời tiết, dần dần nên kém ổn định và khó dự đoán hơn, gây ra những trận mưa thảm khốc trên khắp phía Đông bán cầu. Và tốc độ cây cối bốc hơi có thể còn nhanh hơn tiến độ phục hồi rừng.
Thực tế là bất kỳ giả thuyết nào được đề cập ở trên thậm chí đều được coi là đấu hiệu đáng sợ về cơn thịnh nộ của khí hậu.
Báo cáo IPCC trước đó vào năm 2018 cho biết chúng ta chỉ còn đến năm 2030 để cắt giảm 50% lượng khí thải toàn cầu trước khi khả năng sinh sống của loài người trên Trái đất vơi đi một nửa. Giải pháp và hành động đang cấp bách hơn bao giờ hết.
Như bản báo cáo mới của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu đã giải thích, sự gia tăng nhiệt độ được ghi nhận kể từ lần công bố trước đó về "sự nóng lên toàn cầu kể từ năm 2003–2012. "Mỗi giếng dầu hoặc nhà máy than là một khoản nợ phải trả trong tương lai và chúng tôi không thể rút lại điều đó”.
Một trong những điểm mấu chốt cho thấy cứ mỗi lần Trái đất tăng nửa độ C đều tạo ra những mức tăng trưởng rõ ràng về cường độ và tần suất của các hiện tượng nóng lên toàn cầu. Chúng ta đã chứng kiến loạt thảm họa xảy ra vào mùa hè vừa rồi khi Trái đất tăng 1,1°C: sóng nhiệt, lũ lụt, mưa bão không ngừng và thiên tai, hạn hán.
Vì vậy, việc dự đoán kịch bản khi Trái đất tăng nửa độ C có vẻ đáng sợ, nhưng cũng đặt ra một mục tiêu mới: cắt giảm mức tăng đó càng nhiều càng tốt cho đến khi thế giới đạt được mức độ trung hòa carbon hoặc lý tưởng hơn là nền kinh tế toàn cầu sử dụng chuyển sang năng lượng tái tạo.
Đánh giá các giới hạn mà chúng ta có thể thực hiện kế hoạch này rất đáng để xem xét. IPCC đã đưa ra năm kịch bản khác nhau, từ một tương lai mà con người giảm lượng khí thải xuống mức rất thấp hoặc thấp đến viễn cảnh tiếp tục thải nhiều khí hơn.
Báo cáo cũng lưu ý rằng "Trái đất tăng 2°C sẽ gây ra nhiều hiện tượng biến đổi khí hậu hơn so với mức tăng 1,5°C". Do đó, việc ngăn chặn viễn cảnh xấu nhất đó là điều bắt buộc.
Báo cáo cũng cho chúng ta biết đâu là nguyên nhân và các giải pháp hữu hiệu nhất. Bản báo cáo nhấn mạnh rằng "sự nóng lên toàn cầu” sẽ còn vượt mức tăng 1,5°C và 2°C trong thế kỷ 21 nếu con người không giảm thiểu lượng CO2 và lượng khí thải gây ra hiệu ứng khí nhà kính khác trong những thập kỷ tới.
"Những hiệu ứng khí nhà kính khác" bao gồm các đợt tăng đột biến oxit nitơ, chủ yếu từ nông nghiệp và lớp băng vĩnh cửu dần tan chảy, và giải phóng khí mê-tan, chủ yếu từ khí tự nhiên cũng như sản lượng khí của giống bò chăn nuôi cho ngành chăn nuôi bò sữa và thịt bò.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng việc đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân gây ra hơn một nửa tổng lượng khí thải carbon, kéo theo một phần lớn lượng khí độc hại trong thập kỷ qua.
Vì vậy, rõ ràng gánh nặng sẽ đổ lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là những tập đoàn khai thác năng lượng hoạt động ở các quốc gia lớn hơn và giàu có hơn. Để cắt giảm lượng khí thải cần thiết, chúng ta cần phải giải quyết “ngọn rễ" của vấn đề-người gây ô nhiễm,bất chấp sự hoài nghi từ một số tổ chức hoạt động.
May mắn thay, bản báo cáo này nhận được sự hưởng ứng tốt hơn nhiều so với kỳ vọng ban đầu. Vài giờ sau khi bản báo cáo được đăng tải lên mạng vào sáng sớm 9/8/2021, trang web của IPCC đã gặp sự cố do lượng truy cập khổng lồ. Người dân của các quốc gia tham gia ký kết Thỏa thuận chung Paris đang đòi hỏi nhiều hơn về nỗ lực và giải pháp ở giới chức trách.
Báo cáo mở rộng năm 2018 dường như đã giúp nâng cao nhận thức trên toàn cầu về biến đổi khí hậu theo cách chưa từng có, cùng với hàng loạt cuộc biểu tình và vụ kiện tụng cũng sáng kiến chính sách sau đó.
Một điều không thể bàn cãi là thế giới sẽ phải đón nhận nhiều thảm kịch trong tương lai tới. Mùa hè vừa qua đã quá sức chịu đựng đối với nhiều người, và sẽ còn tồi tệ hơn nữa. Nhưng sự sống của con người và động thực vật vẫn còn đây, và bản báo cáo trên đã định hướng cho chúng ta việc nên làm hiện giờ là gì. Bây giờ, sự chung sức từ các nhà lãnh đạo là điều bắt buộc trước khi chúng ta phải tự gánh chịu những thảm họa lớn hơn sắp tới.
Theo Báo Đại đoàn kết