“Tác động của các động thái nhằm đảm bảo sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đến mức 2 độ C có thể tương tự vào đầu những năm 2040, nhu cầu dầu sẽ giảm khoảng 40% từ mức hiện tại xuống dưới 60 triệu thùng mỗi ngày”, LGIM cho biết trong một báo cáo được công bố hôm 11/4.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu, nếu không thực hiện các chính sách khí hậu mới, nhu cầu dầu có thể ổn định ở mức khoảng 110.000 triệu thùng mỗi ngày từ khoảng năm 2030.
LGIM đã thực hiện nghiên cứu này với công ty tư vấn quản lý Baringa Partners để chỉ rõ các công ty có thể hưởng lợi từ những nỗ lực hạn chế biến đổi khí hậu, nhưng điều đó sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực nếu các chính sách như vậy không thành hiện thực.
“Thật khó tranh luận nếu nhu cầu dầu bắt đầu giảm, đó là điều chúng ta thấy hợp lý, nếu ngành công nghiệp dầu khí nói chung vẫn có lợi nhuận như hiện nay”, Nick Stansbury, Trưởng phòng nghiên cứu hàng hóa của LGIM cho biết.
Theo ông, ngay cả khi nhu cầu dầu giảm, một số công ty dầu mỏ vẫn có thể là những khoản đầu tư hấp dẫn nếu họ ứng phó với mối đe dọa và có vị thế cạnh tranh trong thị trường thu hẹp.
LGIM là công ty đầu tư vào các chuyên ngành dầu mỏ, bao gồm cả BP và Shell. Hồi năm ngoái, công ty này đã tham gia một tổ chức các nhà đầu tư đại diện cho tài sản trị giá hơn 10 nghìn tỷ USD để kêu gọi ngành công nghiệp dầu khí hoạt động thích nghi hơn với các mục tiêu khí hậu.
Công ty cũng ký tên vào bức thư của các nhà đầu tư gửi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), yêu cầu cơ quan này phát triển mô hình dự báo thực hiện tính mức khí thải cần thiết thấp hơn để hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng đến 1,5 độ C.
Thỏa thuận khí hậu Paris, được gần 200 nước thông qua hồi năm 2015 đã đặt mục tiêu dài hạn là hạn chế sự nóng lên toàn cầu đến 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, đồng thời theo đuổi mục tiêu khó khăn hơn là 1,5 độ.
Hồi tháng 6/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ, một trong những quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, sẽ rút khỏi thỏa thuận Paris.
Theo Báo TN&MT