Đây là ước tính ban đầu cho thấy hiệu quả việc cắt giảm mạnh khí thải từ du lịch, hàng không và đường bộ do các các biện pháp y tế công cộng, tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo đây chỉ là kết quả tạm thời.
Khi các chính phủ hạn chế việc đi lại nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19, khí thải từ hàng không đã giảm tới 75% và giao thông đường bộ giảm một nửa ở một số quốc gia. Phát thải liên quan đến các hộ gia đình tăng 5%, so với mức trung bình hàng năm 2019.
Các lệnh phong tỏa đã làm giảm lượng phương tiện giao thông trên đường
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change vào thứ ba vừa rồi đã dự báo lượng phát thải hàng năm giảm 4-7% từ năm 2019 đến 2020, tùy thuộc vào mức độ hạn chế của người dùng trong khoảng thời gian còn lại của năm.
Corinne Le Quéré, tác giả chính của nghiên cứu cho hay, các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại đã dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong việc sử dụng năng lượng và phát thải CO2. Tuy nhiên, những sự cắt giảm mạnh mẽ việc sử dụng năng lượng có thể là tạm thời, vì chúng không phản ánh những thay đổi cấu trúc trong các hệ thống kinh tế, giao thông hoặc năng lượng.
Các kết quả nghiên cứu tương tự cũng dựa trên dữ liệu được lấy từ một loạt các nguồn, chẳng hạn như việc sử dụng điện và các dịch vụ đi lại. Các số liệu đo lường chính thức về CO2 thường mất 1-2 năm để công bố. Những kết quả này phù hợp với phân tích của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào tháng trước, dự đoán mức giảm phát thải hàng năm là 8%.
Sự sụt giảm của lượng phát thải CO2 trên toàn cầu
Biết được ước tính tạm thời có thể giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng các gói phục hồi có lợi cho khí hậu khi họ cố gắng khởi động lại nền kinh tế sau phong tỏa, Glen Peters đồng tác giả của nghiên cứu cho hay. “Chúng ta có thể nghiên cứu quy mô của các hiệu ứng khác nhau cho các loại chính sách khác nhau,” Peters cho hay. Theo ông, “bạn không thể ngăn cản mọi người đi thăm người thân của họ vì mục đích khí hậu, nhưng bạn có thể khuyến khích nhiều người làm việc tại nhà.”
Một trong những rủi ro khí hậu lớn nhất khi các lệnh hạn chế được dỡ bỏ là mọi người sẽ chuyển sang sử dụng ô tô thay vì các phương tiện giao thông công cộng để duy trì khoảng cách vật lý với nhau. Trong khi IEA cho biết các nguồn năng lượng thay thế đã chứng minh hiệu quả phục hồi khủng hoảng tốt hơn so với nhiên liệu hóa thạch, suy thoái kinh tế dự kiến sẽ làm chậm đầu tư vào tất cả các hàng hóa năng lượng. Sự sụt giảm khí thải không quá mạnh mẽ như kỳ vọng do sự phụ thuộc quá sâu sắc của người sử dụng vào năng lượng hóa thạch cho thấy tầm quan trọng của nguồn năng lượng này đối với nền kinh tế, Peters cho hay. Điều này là một minh chứng về sự khó khăn khi áp dụng các chính sách khí hậu
Biên dịch: Thanh Tâm