Một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết, phục hồi sau đại dịch có thể giúp cắt giảm tới 25% lượng phát thải khí nhà kính dự đoán năm 2030 và đưa thế giới đến gần hơn với mục tiêu nhiệt độ tăng dưới 2°C của Thỏa thuận Paris về Biến đổi Khí hậu.
Báo cáo của UNEP năm 2020 phát hiện ra rằng mặc dù lượng khí thải carbon dioxide do đại dịch COVID-19 gây ra vào năm 2020 đã giảm, thế giới vẫn đang hướng tới sự gia tăng nhiệt độ vượt quá 3°C trong thế kỷ này.
Mỗi năm, Báo cáo về Phát thải khí hậu của UNEP đánh giá khoảng cách giữa lượng phát thải dự kiến và mức phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về hạn chế sự nóng lên toàn cầu trong thế kỷ này xuống dưới 2°C và theo đuổi mức 1,5°C. Sự khác biệt này giữa khoảng cách này được gọi là khoảng cách phát thải (Hình 1)
Hình 1: Báo cáo về Phát thải khí hậu của UNEP năm 2020
Báo cáo cho thấy vào năm 2019, tổng lượng phát thải khí nhà kính, bao gồm cả thay đổi sử dụng đất, đã đạt mức cao mới là 59,1 tấn CO2. Phát thải khí nhà kính toàn cầu đã tăng trung bình 1,4% mỗi năm kể từ năm 2010, với mức tăng nhanh hơn 2,6% vào năm 2019 do sự gia tăng mạnh của các vụ cháy rừng.
“Báo cáo của UNEP cho thấy rằng việc phục hồi sau đại dịch có thể giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính và giúp làm chậm biến đổi khí hậu”. Giám đốc điều hành của UNEP, ông Inger Andersen, phát biểu trong một cuộc họp báo rằng “Tôi kêu gọi các chính phủ ủng hộ sự phục hồi xanh trong giai đoạn tiếp theo áp dụng các biện pháp cách ly do đại dịch COVID-19 và nâng cao đáng kể tham vọng về khí hậu xanh vào năm 2021”.
Báo cáo về khoảng cách phát thải của UNEP đã bổ sung cho Bản tin về Khí nhà kính của WMO, cho thấy tác động của việc giảm phát thải nồng độ CO2 - kết quả của lượng khí thải tích lũy trong quá khứ và hiện tại - trên thực tế không lớn hơn mức dao động hàng năm trong chu kỳ carbon thải ra và hấp thụ bằng thảm thực vật.
Mức CO2 đã chứng kiến một sự tăng trưởng khác trong năm 2019 và mức trung bình hàng năm trên toàn cầu đã vượt qua ngưỡng đáng kể là 410 phần triệu. Kể từ năm 1990, mức độ này đã tăng thêm 45% trong tổng lượng bức xạ - tạo ra hiệu ứng nóng lên đối với khí hậu toàn cầu với lượng khí CO2 chiếm 1/5 tổng lượng bức xạ (hình 2).
Hình 2: Dự báo mức khí thải CO2 sẽ giảm khoảng 7% vào năm 2020 và tương ứng trong tương lai sẽ giảm được 0.01oC
“WMO sẽ giám sát những gì đang xảy ra trong bầu khí quyển. Chúng ta vẫn đang thấy sự gia tăng nồng độ khí nhà kính chính trong khí quyển. Điều này vẫn diễn ra hàng năm” Tổng thư ký WMO, GS Petteri Taalas cho hay tại cuộc họp báo về Khoảng cách phát thải.
“Cho đến nay, CO2 đã gây ra 2/3 hiện tượng ấm lên toàn cầu, và thời gian tồn tại rất dài của nó khiến nó trở thành thách thức giảm thiểu khí hậu chính. Khí quan trọng thứ hai, mêtan đã đóng góp 1/6 vào quá trình nóng lên” GS Taalas, tổng thư kí WMO cho hay. “Chúng tôi hoan nghênh việc ngày càng có nhiều quốc gia tham gia nỗ lực trung hòa carbon. Điều quan trọng bây giờ là hành động thực tế,” ông nói.
Việc phát hành báo cáo Khoảng cách phát thải của UNEP được đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về tham vọng khí hậu, được tổ chức nhằm nâng cao mức độ hành động vì khí hậu nhân kỷ niệm 5 năm Hiệp định Paris.
Biên dịch: Thanh Tâm