Australia vừa trải qua năm nóng thứ 3 trong lịch sử

Đăng ngày: 10-01-2019 | Lượt xem: 1163
(TN&MT) – “Australia vừa trải qua năm nóng thứ 3 – năm 2018 trong lịch sử, một năm được đánh dấu bởi hạn hán nghiêm trọng ở các vùng của đất nước và mùa cháy rừng kéo dài”, Cục Khí...

Một cây đơn độc đứng gần máng thoát nước trong một bãi cỏ khô hạn nằm ở ngoại ô thị trấn Walgett, New South Wales, Australia vào ngày 20/7/2018. Ảnh: Reuters / David Gray

Một cây đơn độc đứng gần máng thoát nước trong một bãi cỏ khô hạn nằm ở ngoại ô thị trấn Walgett, New South Wales, Australia vào ngày 20/7/2018. Ảnh: Reuters / David Gray

Nhiệt độ cao nhất trên khắp Australia gây ra kỷ lục nắng nóng thứ 2 ở mức 1,55 độ C so với mức trung bình, chỉ sau năm nóng nhất, năm 2013.

“Nhiệt độ trung bình trên toàn nước Australia trong năm 2018 là 1,14 độ C so với mức trung bình từ năm 1961 - 1990, khiến 9 trong 10 năm qua nóng hơn mức trung bình”, BoM cho biết trong tuyên bố khí hậu hàng năm.

Lượng mưa hàng năm thấp thứ 7 trong kỷ lục tại khu vực Đông Nam của đất nước.

“Đây là một năm khó khăn đối với những người phải đối phó với hạn hán”, Tiến sĩ Lynette Bettio, một nhà khí hậu học cấp cao tại BoM cho biết.

“Ba tháng tiếp theo có thể sẽ trải qua tình trạng khô và nóng tương tự như 24 tháng qua”, Karl Braganza, Trưởng phòng giám sát khí hậu nói với các phóng viên.

Thời tiết giống như El Nino đã thường xuyên xuất hiện ở Thái Bình Dương cũng có thể ngăn chặn lượng mưa trong năm nay, tuy nhiên vẫn chưa rõ tình hình sẽ phát triển như thế nào.

El Nino thường liên quan đến lượng mưa thấp hơn mức bình thường ở miền Đông Australia.

Trong năm 2018, lượng mưa của Australia đã thấp hơn 11% so với mức trung bình từ năm 1961 - 1990 ở mức 413 mm (16,3 inch). Theo BoM, hiện tượng này là do biến đổi tự nhiên cũng như biến đổi khí hậu.

“Nhiệt độ ấm hơn và một mùa đông lộng gió sẽ gây ra tình trạng bốc hơi nhiều hơn, dẫn đến sự khô hạn nhanh chóng và dữ dội”, BoM nhấn mạnh.

“Sự nóng lên toàn cầu chủ yếu được cho là do mùa cháy rừng của Australia có xu hướng bắt đầu sớm hơn vào mùa xuân và kéo dài vào mùa thu, trái ngược với việc chỉ xuất hiện trong những tháng nóng nhất vào mùa hè”, Braganza nói.

“Một sự thay đổi có tính thời vụ và mức độ nghiêm trọng của thời tiết trong những đợt cháy rừng chủ yếu là do sự gia tăng nhiệt độ bề mặt, và có liên quan đến sự nóng lên toàn cầu”, ông Braganza nói thêm.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: