Ra mắt báo cáo Hệ thống quan sát đại dương toàn cầu (Phần cuối)

Đăng ngày: 20-09-2022 | Lượt xem: 1684
Báo cáo Hệ thống Quan sát Đại dương – báo cáo thường niên cấp cao cung cấp thông tin chi tiết sâu sắc về khả năng đánh giá và giá trị của Hệ thống Quan sát Đại dương Toàn cầu (GOOS) - vừa được phát hành.

Giám sát carbon đại dương

Trong 20 năm qua, GOOS đã phát triển khả năng quan sát một số khía cạnh của carbon đại dương toàn cầu, và số lượng quan sát carbon trên bề mặt và đại dương đang tăng lên. Tuy nhiên, Mathieu Belbéoch, Giám đốc OceanOPS nói rằng ngày nay mạng lưới quan sát carbon chưa hoàn thiện và chỉ có 5% các giàn khoan trên biển mang bộ cảm biến sinh hóa, bao gồm cả bộ cảm biến carbon dioxide.

Lars Peter Riishojgaard, Giám đốc Hệ thống Quan sát Toàn cầu Tích hợp của WMO cho biết. “Để giúp nâng cao hiểu biết của chúng ta về chu trình carbon, giảm thiểu sự lỗ hổng trong kiến thức về các nguồn khí nhà kính chưa được phát hiện, WMO đang tìm cách thiết lập Hệ thống giám sát khí nhà kính toàn cầu, tăng cường cơ sở hạ tầng quan sát quốc tế và các nỗ lực mô hình hóa và đồng hóa liên quan“.

Dự báo và cảnh báo sớm ngập lụt ven biển

Báo cáo cho biết: “Hệ thống GOOS tại các trạm và quan sát vệ tinh là những đóng góp cần thiết để đưa ra các cảnh báo về thời tiết và lũ lụt cho các khu vực ven biển và cộng đồng đang ngày càng chịu rủi ro do mực nước biển dâng cao và các đợt triều cường thường xuyên hơn”. Gần đây, một số phao chắn sóng đã được triển khai trên bờ biển phía nam của Fiji để tăng cường dự báo và cảnh báo về tình trạng ngập lụt ven biển. Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng, Quản lý Thiên tai, Đất đai và Khoáng sản và Dịch vụ Khí tượng của Fiji tuyên bố rằng công việc do Cơ quan Khí tượng Fiji thực hiện đã cho phép lập kế hoạch tốt hơn và đưa ra các quyết định đúng đắn trước và trong khi bão nhiệt đới Harold xuất hiện vào tháng 4 năm 2020.

Quan sát thực vật phù du toàn cầu

Thực vật phù du biển tạo thành nền tảng của lưới thức ăn biển và hỗ trợ các sinh vật sống khác, với trị giá khoảng 401 tỷ đô la Mỹ / năm. Mục tiêu quan trọng của GOOS là cải thiện dự báo về các dịch vụ hệ sinh thái do thực vật phù du cung cấp hỗ trợ Nền kinh tế xanh và điều này chỉ có thể đạt được thông qua việc thu thập liên tục các quan sát thực vật phù du toàn cầu. Hiện nay, một số lượng lớn các phép đo vệ tinh cung cấp thông tin về sự phân bố của thực vật phù du ở các lớp trên của đại dương vào mọi thời điểm trong ngày và trong năm. Nâng cấp các vệ tinh, các thiết bị quan sát tại chỗ cung cấp thông tin về thành phần của các loài thực vật phù du, các sắc tố chứa chúng và sự phân bố của chúng.

Phát triển quan hệ đối tác và năng lực thông qua các Chương trình của Thập kỷ GOOS

Báo cáo nhấn mạnh tăng cường hợp tác giữa các quan sát viên, các nhà thiết lập mô hình và cộng đồng, liên quan trong lĩnh vực quan sát đại dương, cũng như thu hẹp khoảng cách giữa đổi mới công nghệ và năng lực của người dùng chỉ là một số trọng tâm của nhiều hành động mới trong các Chương trình Thập kỷ Đại dương GOOS. Tất cả các hoạt động này đại diện cho một cách quan trọng để kết nối con người với đại dương và nhận được nhiều dữ liệu đại dương hơn, bằng cách này hỗ trợ việc thực hiện GOOS và tối đa hóa lợi ích xã hội.

“Các quan sát đại dương được tăng cường sẽ tạo nền tảng cho các nền kinh tế xanh phát triển bền vững. Emma Heslop, Quyền Giám đốc GOOS cho biết, 3 Chương trình Thập kỷ Đại dương của GOOS sẽ cung cấp hỗ trợ thiết yếu cần thiết để mang lại cho chúng ta đại dương mà chúng ta cần cho tương lai”. Báo cáo Hệ thống Quan sát Đại dương do OceanOPS, Nhóm Điều phối Các Quan sát GOOS, Ban điều hành GOOS-BioEco và BGC, Ban OOPC và Ban Thư ký của Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ của UNESCO và Tổ chức Khí tượng Thế giới lập.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://public.wmo.int/en/media/news/global-ocean-observing-system-report-card-released

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: