Giám sát khí nhà kính hỗ trợ quan sát Trái đất (Phần đầu)

Đăng ngày: 15-11-2022 | Lượt xem: 1672

Theo các nhà khoa học hàng đầu của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) tại hội nghị khí hậu của Liên Hợp Quốc, COP27, một cơ sở hạ tầng giám sát khí nhà kính toàn cầu đã được lên kế hoạch để tăng cường đáng kể khả năng quan sát Trái đất và đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp thông tin cho các nỗ lực quốc tế nhằm cắt giảm khí thải nhà kính.

WMO đã và đang giải thích giá trị tiềm năng của kế hoạch này đối với quốc tế và sự phát triển bền vững. Mục đích của kế hoạch là để tạo ra cách tiếp cận trong quy trình Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), kết hợp với Hệ thống quan sát khí hậu toàn cầu đã được thiết lập và các báo cáo về tình trạng khí hậu toàn cầu.

Giám sát khí nhà kính hỗ trợ quan sát Trái đất. Hiện tại, thông tin được cung cấp cho UNFCCC để hỗ trợ hành động giảm thiểu. Và mặc dù nồng độ khí nhà kính được quan sát thấy ở một số nơi, những quan sát này vẫn thường được hỗ trợ bởi các quỹ nghiên cứu.

Việc trao đổi quốc tế hiện tại về các quan sát khí nhà kính và việc sử dụng chúng để theo dõi dựa trên mô hình thông thường chưa phát huy nhiều hiệu quả trong dự báo thời tiết. Điều này có nghĩa là vẫn còn lỗ hổng trong dự báo về sự phân bố và tính biến đổi của các dòng khí nhà kính - bao gồm lượng carbon được trao đổi giữa các đại dương, khí quyển và bề mặt đất do sự kết hợp của các quá trình tự nhiên và nhân tạo. Các khu vực vẫn còn thiếu dữ liệu bao gồm Châu Phi, Nam Mỹ và nhiều nơi ở của Châu Á, cũng như các quan sát trên đại dương và ở các vĩ độ cao là một thách thức đặc biệt.

Tổng thư ký WMO, Giáo sư Petteri Taalas phát biểu trong Ngày Thông tin Trái đất tại COP cho hay: “Thay vì chỉ dựa vào báo cáo quốc gia về lượng khí thải, sẽ tốt hơn nếu chúng ta bổ sung thêm các giám sát trên mặt đất, vệ tinh và công cụ mô hình hóa,” Đối với chúng tôi, các quan sát về Trái đất không dựa trên lý thuyết mà dựa trên thực tế.

Nhu cầu về một khung giám sát như vậy đã được nhấn mạnh dựa trên dữ liệu được công bố trong Bản tin khí nhà kính của WMO, cho thấy nồng độ khí mê-tan vào năm 2021 đã tăng với tốc độ cao nhất kể từ khi các phép đo bắt đầu. Lý do chính xác cho điều này - cho dù đó là do sự biến đổi tự nhiên hay hoạt động của con người, hay kết hợp cả hai - vẫn chưa rõ ràng.

Sự cần thiết phải hành động là không thể tranh cãi, Dự án Carbon toàn cầu

Ngân sách Các-bon Toàn cầu, được ban hành vào ngày 11 tháng 11, cho thấy lượng khí thải các-bon toàn cầu vào năm 2022 vẫn ở mức kỷ lục – không có dấu hiệu giảm xuống mức cần thiết để hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5°C.

Nhóm khoa học Dự án Carbon Toàn cầu đã tính toán rằng nếu mức phát thải hiện tại vẫn tiếp tục, thì hiện có 50% khả năng trái đất nóng lên 1,5°C sẽ diễn ra trong 9 năm. Báo cáo mới dự báo tổng lượng khí thải CO2 toàn cầu là 40,6 tỷ tấn (GtCO2) vào năm 2022. Điều này được đẩy xa hơn bởi lượng khí thải CO2 hóa thạch được dự đoán sẽ tăng 1,0% so với năm 2021, đạt 36,6 GtCO2 – cao hơn một chút so với năm 2019 trước khi xảy ra COVID-19. Lượng phát thải từ thay đổi sử dụng đất (chẳng hạn như phá rừng) được dự đoán là 3,9 GtCO2 vào năm 2022.

(còn nữa)

Biên dịch: Thanh Tâm

Nguồn: https://public.wmo.int/en/media/news/greenhouse-gas-monitoring-supports-earth-observations

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: