G7 chính thức thiết lập 'lá chắn toàn cầu', tăng cường bảo hiểm rủi ro khí hậu tại COP27

Đăng ngày: 16-11-2022 | Lượt xem: 1649
Sáng kiến 'Lá chắn toàn cầu' được thiết lập nhằm kêu gọi ngân sách để tăng cường các chương trình bảo trợ xã hội và bảo hiểm rủi ro khí hậu, ứng phó hậu quả thiên tai trong trường hợp xảy ra lũ lụt hoặc hạn hán.

Với thông điệp xuyên suốt: “Cùng nhau hành động” – COP27 nhấn mạnh các ưu tiên của năm 2022 là cần hành động, chuyển đổi các cam kết, các tuyên bố thành những kết quả và hành động cụ thể.

Mới đây, với tư cách Chủ tịch luân phiên nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới G7, Đức đã thông báo chương trình "Lá chắn toàn cầu" của G7. Đây là khuôn khổ cung cấp cho các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu khả năng tiếp cận nhanh chóng nguồn bảo hiểm và quỹ hỗ trợ ứng phó hậu quả thiên tai trong trường hợp xảy ra lũ lụt hoặc hạn hán.

Trong thông báo mới đây của Bộ Phát triển và Hợp tác Kinh tế Đức cho biết, sáng kiến mang tên “Lá chắn toàn cầu” được thiết lập nhằm kêu gọi ngân sách để tăng cường các chương trình bảo trợ xã hội và bảo hiểm rủi ro khí hậu, để trong trường hợp các hiện tượng thời tiết cực đoan như thiên tai lũ lụt, hạn hán xảy ra, các cộng đồng có thể tiếp cận viện trợ nhanh chóng và phục hồi.

 Sáng kiến “Lá chắn toàn cầu” được thiết lập nhằm kêu gọi ngân sách để tăng cường các chương trình bảo trợ xã hội và bảo hiểm rủi ro khí hậu.

Sáng kiến “Lá chắn toàn cầu” được thiết lập nhằm kêu gọi ngân sách để tăng cường các chương trình bảo trợ xã hội và bảo hiểm rủi ro khí hậu.

Sáng kiến “Lá chắn toàn cầu” được Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Nhóm V20 gồm 58 quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu chính thức khởi động trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập.

Theo đó, Đức tuyên bố sẽ cung cấp 170 triệu euro (172 triệu USD) cho sáng kiến “Lá chắn toàn cầu” nhằm giúp các nước có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương có thể phục hồi sau những thảm họa thiên nhiên.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ ủng hộ sáng kiến “Lá chắn toàn cầu." Các quốc gia như Canada, Ireland và Đan Mạch cho đến nay đã cam kết tài trợ thêm 40 triệu euro cho sáng kiến này.

Theo Bộ Phát triển và Hợp tác Kinh tế Đức, nếu không có chương trình bảo vệ, hạn hán, lũ lụt có thể xảy ra, đồng nghĩa với là hộ nông dân sản xuất nhỏ không chỉ mất mùa mà còn mất toàn bộ sinh kế do không có đủ tiền mua hạt giống mới sau thảm họa thiên tai.

Ngoài ra, nhóm “Globle South” gồm các nước nằm ở châu Phi, Mỹ Latinh và một số nước đang phát triển ở châu Á, tạo ra lượng lượng khí thải toàn cầu rất ít, nhưng phải đối mặt với những hậu quả tồi tệ nhất của một thế giới đang ấm dần lên, trong khi họ không có đủ nguồn lực để bảo vệ công dân của mình.

Tuyên bố nhấn mạnh một chương trình bảo vệ “tự động kích hoạt trong trường hợp xảy ra khủng hoảng sẽ giải ngân cho nông dân gặp khó khăn mua hạt giống mới ngay lập tức, hạn chế thiệt hại tối đa.

Với tư cách là nước Chủ tịch G7, Đức cho rằng các nước công nghiệp phát triển, có lượng phát thải lớn cần phải “giải quyết một cách trung thực” những tổn thất và thiệt hại liên quan đến khí hậu.

Cũng trong ngày 14/11, các nước phát thải nhiều CO2 và các nước đang phát triển tranh luận về vấn đề làm thế nào để đẩy nhanh tài trợ cho hoạt động giảm khí thải nhằm hạn chế tình trạng Trái Đất nóng lên.

Đến nay, nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, gây ra nhiều thiên tai với mức độ ngày càng nghiêm trọng, như lũ lụt khiến 1/3 diện tích Pakistan bị ngập vào mùa Hè và cướp đi sinh mạng của ít nhất 1.700 người.

Hội nghị COP26 năm ngoái hối thúc các nước tăng cường cam kết giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước khi COP27 diễn ra, nhưng chỉ khoảng 30 quốc gia thực hiện. Do đó, điều này khiến Trái Đất có thể tăng khoảng 2,5 độ C vào cuối thế kỷ này và ngày càng tiến đến những điểm tới hạn nguy hiểm về khí hậu.

Lan Anh

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/g7-chinh-thuc-thiet-lap-la-chan-toan-cau-tang-cuong-bao-hiem-rui-ro-khi-hau-tai-cop27-73471.html

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: