COP26: Những nội dung mới về Khoa học Khí hậu và Ngân sách Các-bon Toàn cầu

Đăng ngày: 05-11-2021 | Lượt xem: 1702
Những nội dung mới về Khoa học Khí hậu, do Chương trình Nghiên cứu Khí hậu Thế giới (WCRP), Trái đất Tương lai và Liên đoàn Trái đất tổng hợp các kết quả nghiên cứu chuyên sâu nhất liên quan đến khí hậu hiện nay đã được công bố.

Theo báo cáo của Dự án Carbon Toàn cầu, cho thấy sau khi giảm 5,4% vào năm 2020, lượng khí thải carbon dioxide (CO₂) hóa thạch toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 4,9% vào năm 2021, thấp hơn mức phát thải năm 2019 chỉ 0,8%. Báo cáo cập nhật ngân sách carbon còn lại dựa trên Báo cáo đánh giá lần thứ sáu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu và các dự án cho thấy nếu lượng khí thải CO2 duy trì ở mức năm 2021, chúng ta có 11 năm đến 1,5°C và 32 năm đến 2°C.

Theo báo cáo của Dự án Carbon Toàn cầu, lượng khí thải carbon dioxide (CO₂) sau khi giảm vào năm 2020 được dự kiến ​​sẽ tăng vào năm 2021

Cả hai báo cáo khoa học đã được công bố tại cuộc đàm phán về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc, COP26, vào ngày 4 tháng 11 vừa qua. Các báo cáo về khí hậu này dựa trên đánh giá của hơn 60 chuyên gia học thuật hàng đầu thế giới, với quy trình xác định phạm vi tiếp cận hàng nghìn nhà khoa học làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến biến đổi khí hậu. Kể từ năm 2017, các báo cáo đã được đưa ra hàng năm tại các hội nghị thảo luận của COP.

Báo cáo nêu bật một số nội dung mới sau

  • Nhiệt độ thế giới vẫn có thể giảm độ ấm dưới mức 1,5 ° C, nhưng điều này cần phải có những hành động toàn cầu ngay lập tức và quyết liệt
  • Lượng khí thải mêtan và nitơ oxit phát triển nhanh chóng có thể khiến nhiệt độ toàn cầu ấm lên 2,7°C
  • Biến đổi khí hậu khiến các vụ cháy rừng bùng phát mạnh mẽ và trở nên cực kỳ nghiêm trọng.
  • Các yếu tố liên quan đến thiên tai khí hậu thường gây ra rủi ro tác động cao
  • Hành động khí hậu toàn cầu cần phải bao gồm những thay đổi hành vi từ hộ gia đình, một yếu tố quan trọng nhưng thường bị xem nhẹ trong các hành động vì khí hậu
  • Những quyết định chính trị có thể cản trở độ chính xác của việc định giá carbon
  • Thiết lập khả năng phục hồi của các hệ sinh thái biển có thể đạt được bằng cách tăng cường quản lý và bảo tồn các khu vực này trên thế giới
  • Đầu tư nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu có thể đem lại nhiều lợi ích trước mắt đối với sức khỏe của con người và thiên nhiên

Theo báo cáo, lượng khí thải carbon toàn cầu vào năm 2021 sẽ tăng trở lại gần với mức trước Covid. Lượng khí thải carbon từ hóa thạch giảm 5,4% vào năm 2020 trong bối cảnh Covid ngừng hoạt động, nhưng báo cáo mới dự báo mức tăng 4,9% trong năm nay (4,1% lên 5,7%) lên 36,4 tỷ tấn. Lượng phát thải từ việc sử dụng than và khí đốt được dự báo sẽ tăng nhiều hơn vào năm 2021 so với mức giảm vào năm 2020, nhưng lượng phát thải từ việc sử dụng dầu vẫn dưới mức của năm 2019.

Giáo sư Pierre Friedlingstein, thuộc Viện Hệ thống Toàn cầu của Exeter, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Sự phục hồi nhanh chóng của lượng khí thải khi các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch củng cố nhu cầu hành động toàn cầu ngay lập tức về biến đổi khí hậu”.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://public.wmo.int/en/media/news/cop26-10-new-insights-climate-science-and-global-carbon-budget

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: