Cháy rừng tàn phá gây ra lượng khí thải kỷ lục ở Bắc bán cầu

Đăng ngày: 22-09-2021 | Lượt xem: 1476
Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus của Châu Âu (CAMS) đã theo dõi rất sát mùa cháy rừng khắc nghiệt trên khắp Bắc bán cầu vừa qua, bao gồm các điểm cháy dữ dội xung quanh lưu vực Địa Trung Hải, Bắc Mỹ và Siberia. Các đám cháy dữ dội đã dẫn đến các kỷ lục mới trong dữ liệu CAMS, tương ứng với các tháng 7 và tháng 8 vừa qua có lượng khí thải carbon cao nhất toàn cầu.

CAMS báo cáo rằng những đợt cháy này không chỉ ảnh hưởng đến phần lớn Bắc bán cầu mà số lượng đám cháy, mức độ dai dẳng và cường độ của chúng còn ảnh hưởng đến rất nhiều nơi. Ví dụ, đám cháy rừng ở Cộng hòa Sakha ở đông bắc Siberia đã bùng cháy từ tháng 6 và chỉ bắt đầu rút đi vào cuối tháng 8 mặc dù một số điểm vẫn tiếp tục cháy vào đầu tháng 9. Theo Dịch vụ Giám sát Khí quyển ECMWF Copernicus tại Bắc Mỹ, các khu vực của Canada, Tây Bắc Thái Bình Dương và California, những nơi đã trải qua các trận cháy rừng lớn kể từ cuối tháng 6 và đầu tháng 7, đến nay các vụ cháy vẫn đang tiếp diễn.

Nguyên nhân của các vụ cháy này được cho là do điều kiện khô hạn và các đợt nắng nóng ở Địa Trung Hải đã góp phần tạo nên nhiều đám cháy dữ dội và phát triển nhanh trong khu vực, tạo ra một lượng lớn khói ô nhiễm. Do đó, tháng 7 là tháng kỷ lục trên toàn cầu ghi nhận 1258,8 megaton CO2 bị thải ra. Hơn một nửa lượng carbon dioxide được cho là do các đám cháy ở Bắc Mỹ và Siberia.

Các nhà khoa học tại CAMS đã sử dụng các quan sát vệ tinh về các đám cháy đang hoạt động trong thời gian gần thực để ước tính lượng khí thải và dự đoán tác động của chúng đối với việc gây ô nhiễm không khí. Những quan sát này giúp đo đạc về sản lượng nhiệt của đám cháy được gọi là công suất bức xạ đám cháy (FRP), có liên quan đến sự phát xạ. CAMS ước tính lượng phát thải đám cháy toàn cầu hàng ngày qua Hệ thống đồng hóa đám cháy toàn cầu (GFAS) bằng cách sử dụng các quan sát FRP từ các thiết bị vệ tinh của NASA. Lượng phát thải ước tính của các chất ô nhiễm khí quyển khác nhau được sử dụng làm điều kiện ranh giới bề mặt trong hệ thống dự báo CAMS, dựa trên hệ thống dự báo thời tiết ECMWF, mô hình hóa sự vận chuyển của các chất ô nhiễm khí quyển, để dự đoán chất lượng không khí toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào.

Theo dữ liệu của báo cáo, tháng 8 cũng là một tháng kỷ lục về hỏa hoạn, giải phóng khoảng 1384,6 megaton khí CO2 trên toàn cầu vào bầu khí quyển. Cháy rừng ở Bắc Cực giải phóng 66 megaton CO2 từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2021. Lượng khí thải CO2 ước tính từ các vụ cháy rừng ở Nga nói chung từ tháng 6 đến tháng 8 lên tới 970 megaton, trong đó Cộng hòa Sakha và Chukotka chiếm tới 806 megaton. Mark Parrington, Nhà khoa học cấp cao và chuyên gia về cháy rừng tại Amazon cho biết sẽ có thêm nhiều đám cháy trên khắp thế giới trong những tuần tới vì mùa cháy ở Amazon và Nam Mỹ tiếp tục phát triển.

Các đám cháy rừng xảy ra khi Bắc bán cầu trải qua mùa hè ấm nhất thứ hai trong kỷ lục, gắn liền với năm 2019 và chậm hơn một chút so với mùa hè năm 2020. Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ, nhiệt độ mùa hè trên đất liền ở Bắc Bán cầu là cao nhất trong kỷ lục, vượt qua mức cao thứ hai hiện nay được thiết lập vào năm 2016 là 0,20°C (tương đương 0,36°F).

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://public.wmo.int/en/media/news/devastating-wildfires-cause-record-emissions-northern-hemisphere

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: