Báo cáo Rủi ro khí hậu và các biện pháp ứng phó của Châu Á (phần 1)

Đăng ngày: 04-01-2022 | Lượt xem: 1276
Ở nhiều phương diện, châu Á có thể coi là đang ở tuyến đầu chống lại biến đổi khí hậu. Phân tích mức độ rủi ro khí hậu mà khu vực này phải đối mặt sẽ góp phần tạo ra các biện pháp ứng phó hiệu quả để thích ứng và giảm thiểu.

Với nhiều thành phố ven biển trũng thấp phải chịu rủi ro bão lụt, nhiệt độ và độ ẩm dự kiến tăng mạnh trên toàn khu vực và dự báo lượng mưa cực đoan ở một số khu vực nhưng hạn hán ở những nơi khác, các xã hội và nền kinh tế châu Á sẽ ngày càng dễ bị tổn thương bởi rủi ro khí hậu nếu không có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu.

Trong báo cáo toàn cầu vào tháng 1 năm 2020 của Tạp chí McKinsey với nội dung “Rủi ro khí hậu và ứng phó”, rủi ro kinh tế do biến đổi khí hậu đã hiện hữu và đang gia tăng trên khắp thế giới. Trong báo cáo này, các nhà khoa học sẽ xem xét kỹ hơn về châu Á. Trong khi khoa học khí hậu sử dụng rộng rãi các kịch bản khác nhau, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào kịch bản RCP 8.5 vì nó cho phép chúng tôi đánh giá toàn bộ rủi ro vật lý vốn có của biến đổi khí hậu trong trường hợp chúng ta thất bại trong các kịch bản cắt giảm cacbon.

Báo cáo Rủi ro khí hậu và các biện pháp ứng phó của Châu Á

Báo cáo này cũng định lượng rủi ro vật lý do biến đổi khí hậu đối với châu Á. Các nhà khoa học đã mô tả rủi ro trong và trên các quốc gia khác nhau và phân loại các tác động ở bốn loại quốc gia khác nhau ở Châu Á: các nước nằm sát biên giới, các nước mới nổi, các nước phát triển và Trung Quốc. Họ cũng sử dụng các mô hình khí hậu với các dự báo kinh tế để xem xét các trường hợp vi mô minh họa cho việc tiếp xúc với các cực đoan của biến đổi khí hậu. Đây là một đánh giá không gian địa lý riêng nhằm kiểm tra sáu chỉ số để đánh giá tác động kinh tế xã hội tiềm năng ở 16 quốc gia: Úc, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, New Zealand, Pakistan, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Nam Hàn Quốc. Trong khi xác định các rủi ro tổng thể của biến đổi khí hậu ở châu Á, báo cáo này cũng tìm cách nhấn mạnh giải pháp phía trước thông qua thích ứng và giảm thiểu. Báo cáo nêu bật các chiến lược thích ứng và giảm thiểu để các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực xem xét.

Châu Á có vị trí rất tốt để giải quyết những thách thức này và nắm bắt các cơ hội từ việc quản lý rủi ro khí hậu một cách hiệu quả. Cơ sở hạ tầng và các khu đô thị vẫn đang được xây dựng ở nhiều nơi ở châu Á, điều này tạo cơ hội cho khu vực có thể tăng khả năng chống chịu tốt hơn và có khả năng chống chịu rủi ro cao hơn. Đồng thời, các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực, như Trung Quốc và Nhật Bản, đang dẫn đầu thế giới về công nghệ, từ xe điện đến năng lượng tái tạo, cần phải có các giải pháp để thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Vào năm 2050, các khu vực của châu Á có thể chứng kiến nhiệt độ trung bình ngày càng tăng, các đợt nắng nóng gây chết người, các hiện tượng mưa cực mạnh, bão nghiêm trọng, hạn hán và những thay đổi trong nguồn cung cấp nước, dựa trên kịch bản RCP 8.5. Báo cáo này cũng minh họa những mối nguy hiểm này bằng bản đồ hiển thị các khu vực địa phương nơi các tác động có nhiều khả năng nghiêm trọng hơn, thường xuyên hơn trong những thập kỷ tới.

(Còn nữa)

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://www.mckinsey.com/business-functions/sustainability/our-insights/climate-risk-and-response-in-asia

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: