Mục đích bao trùm của dự án này là:
• Nâng cao hiểu biết về tác động của các quá trình khí quyển quy mô lớn đến thời tiết và khí hậu của Đông Nam Á và Việt Nam
• Đánh giá, phát triển và cải thiện các mô hình quy mô đối lưu (mô hình quy mô mịn tại địa phương) để đưa ra dự báo tốt hơn về các hiện tượng thời tiết có tác động lớn ở Đông Nam Á và Việt Nam
• Cải thiện các quy trình chuyển đổi từ các mô hình dự báo thời tiết thành những tư vấn có thể giúp giảm thiểu chống lại các hiện tượng thời tiết tác động lớn ở Việt Nam trong phạm vi thời gian từ vài giờ đến vài tháng
• Đảm bảo rằng các yêu cầu của người sử dụng dự báo thời tiết ảnh hưởng đến khoa học sao cho những tiến bộ của dự báo thời tiết đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Dự án sẽ có 3 hợp phần để thực hiện các mục tiêu trên.
• Hợp phần 1: Nghiên cứu tác động của các quá trình quy mô lớn có tác động đến thời tiết của Đông Nam Á thông qua các mô hình toàn cầu.
• Hợp phần 2: Nghiên cứu tác động của các quá trình quy mô khu vực đến thời tiết, khí hậu địa phương ở Đông Nam Á và Việt Nam, nâng cao chất lượng các mô hình dự báo thời tiết quy mô đối lưu cho khu vực Đông Nam Á.
• Hợp phần 3: Cải thiện và nâng cao sự hiểu biết về nhu cầu tư vấn các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.
Hợp phần 1: Khoa học quy mô toàn cầu
Mục tiêu: Cải thiện sự hiểu biết về tác động của các quá trình khí quyển quy mô lớn đến thời tiết và khí hậu của khu vực Đông Nam Á; đặc biệt chú ý đến ảnh hưởng của các điều kiện quy mô lớn ảnh hưởng đến Việt Nam bao gồm lốc xoáy thuận nhiệt đới, ảnh hưởng của sóng nhiệt đới và ENSO. Các nhà khí tượng Việt Nam có thể sử dụng kinh nghiệm và kỹ năng của họ trong dự báo, làm mô hình và nghiên cứu để đánh giá hiệu suất mô hình toàn cầu trong dự báo và đề xuất các hướng phát triển.
Trọng tâm nghiên cứu: Các nhà khí tượng Việt Nam sẽ có kinh nghiệm về ảnh hưởng của các hệ thống quy mô lớn và sử dụng các mô hình toàn cầu để dự báo thời tiết liên quan đến các hệ thống này trong khu vực của họ. Dựa trên kiến thức chuyên môn địa phương và kinh nghiệm về các kiểu khí hậu quy mô lớn trong khu vực, tiếp cận và hiểu biết về quan trắc khu vực và hiểu biết về hiệu suất của các mô hình toàn cầu khác nhau, có thể hướng tới nâng cao hiểu biết về cách cải thiện các mô hình toàn cầu.
Hợp phần 2: Nghiên cứu tác động của các quá trình quy mô khu vực
Mục tiêu: Đánh giá và cải thiện dự báo thời tiết ở quy mô đối lưu cho Đông Nam Á và Việt Nam. Tại Anh, một hệ thống mô hình khu vực cho Đông Nam Á sẽ được xây dựng. Hệ thống này sẽ bao gồm các mô hình dự báo quy mô đối lưu và không đối lưu, và cả các phiên bản khu vực của cấu hình dự báo mô hình toàn cầu hiện tại và tương lai. Điều này có thể được so sánh với các mô hình quy mô đối lưu được sử dụng tại Việt Nam để khảo sát. Việc ban đầu hóa các mô hình quy mô đối lưu này được cả Anh và Việt Nam quan tâm và sẽ là một trọng tâm đặc biệt của hợp phần. Các đối tác Việt Nam có thể sử dụng kinh nghiệm và kỹ năng của họ trong dự báo, mô hình hóa và nghiên cứu thời tiết để đánh giá hiệu suất mô hình đối lưu và không đối lưu cho các sự kiện thời tiết được họ quan tâm nhất và đề xuất các khía cạnh để phát triển.
Trọng tâm nghiên cứu: Tập trung vào lợi thế, ưu điểm của các kỹ thuật ban đầu hóa khác nhau bao gồm cả việc hệ thống đồng hóa dữ liệu. Cơ quan khí tượng Anh sẽ cung cấp đầu ra từ các hệ thống mô hình của họ cho các đối tác Việt Nam để đánh giá trong chế độ nghiên cứu và giúp cải thiện hệ thống.
Hợp phần 3: Cải thiện và nâng cao sự hiểu biết về nhu cầu tư vấn các hiện tượng thời tiết nguy hiểm
Mục tiêu: Phát triển, đánh giá các công cụ và ứng dụng giúp chuyển đổi đầu ra mô hình thời tiết khu vực và toàn cầu thành các tư vấn có thể giúp giảm thiểu thiệt hại do các hiện tượng thời tiết nguy hiểm ở Đông Nam Á. Điều này sẽ liên quan đến việc xây dựng và phát triển mối quan hệ khăng khít giữa các nhà dự báo và nhà khoa học ở Anh và Việt Nam, đồng thời phát triển và thử nghiệm các công cụ, sản phẩm liên quan đến người dùng giúp các nhà khí tượng Việt Nam diễn giải tốt hơn các kỹ năng dự báo của các mô hình. Để chuyển kiến thức này thành những tư vấn nhằm tối đa hóa lợi ích của dự báo thời tiết nguy hiểm trong chuỗi giá trị dự báo.
Trọng tâm nghiên cứu: Đánh giá các quy trình dự báo và xem xét các công cụ nào được sử dụng và công cụ nào là cần thiết để hỗ trợ cung cấp những tư vấn tốt nhất trong các sự kiện thời tiết có tác động lớn. Các nhà khoa học và nhà khí tượng của Anh và Việt Nam làm việc cùng nhau để đảm bảo phát triển các sản phẩm tốt nhất và phát triển các mô hình một cách hiệu quả nhất.
Biên tập tin bài: Hoàng Phúc Lâm, Lê Thị Hồng Vân - Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia
Vụ KHQT (Tổng hợp)