Mưa lớn tại tỉnh Đắk Lắk những ngày đầu tháng 8/2019 - Bản tin KHCN&HTQT Quý III năm 2019

Đăng ngày: 18-09-2019 | Lượt xem: 4448
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107°28'57" đến 108°59'37" độ kinh Đông và từ 12°9'45" đến 13°25'06" độ vĩ Bắc. Địa hình của tỉnh rất đa dạng, thoai thoải xuôi từ Đông sang Tây, cao ở phía Bắc và Nam, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính với độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi Chư Yang Sin có độ cao 2442 m.

Hình 1. Độ cao địa hình khu vực Tây Nguyên

Do vị trí địa lý, tỉnh Đắk Lắk nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Tuy nhiên kết hợp cùng điều kiện địa hình, mỗi khu vực trong tỉnh lại có những nét riêng biệt so với đặc điểm chung. Điển hình vào đầu tháng 8/2019 vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một đợt mưa lớn, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Theo thống kê của Ban phòng chống thiên tai tỉnh Đắk Lắk, chỉ trong 2 ngày (từ ngày 06 – 07/8/2019) đã có 1 người chết do lũ cuốn trôi, 748 ngôi nhà bị ngập, 20 hộ dân phải di dời; một số xã bị chia cắt do bị ngập sâu; hơn 9.858 ha cây trồng các loại bị ngập; hơn 170 con gia súc, 1.700 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 33 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập; một số công trình giao thông bị ngập sâu, hư hỏng. Tuy nhiên, mưa lớn lại phân bố không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh, cũng như thời gian xảy ra có sự chênh lệch. Mưa lớn tập trung chủ yếu ở khu vực phía Tây Bắc, trung tâm và một phần phía Đông Bắc tỉnh vào đêm 06/8 và sáng ngày 07/8; sau đó mưa tại khu vực này giảm dần. Trong khi đó, khu vực phía Đông Nam xuất hiện mưa lớn từ chiều ngày 07/8. Khu vực phía Đông có mưa ít hơn so với các khu vực còn lại.

Bảng  1. Lượng mưa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ 19h 06/8 đến 7h 08/8/2019

Khu vực

Trạm đo mưa

19h 06/8-7h 07/8

7h 07/8-19h 07/8

19h 07/8-7h 08/8

7h 08/8-19h 08/8

Tây Bắc

Ia Lốp

363.4

4.6

27.4

1.2

Ea Súp

146.0

39.0

20.2

1.8

Ea Rốk

193.0

2.8

35.2

69.8

Ea Weel

180.8

75.0

23.2

1.0

Ea Bar

214.6

18.0

26.4

23.0

TV Bản Đôn

160.0

93.0

14.0

0.0

Trung tâm

Ea H'đinh

188.2

28.2

64.6

10.2

VPTT BCH PCTT&TKCN

115.4

78.8

34.4

40.6

KT Buôn Ma Thuột

148.0

76.0

48.0

550

KT Eakmát

125.0

98.0

44.0

53.0

Ea Ning

197.0

57.0

38.4

15.8

Ea Tul

123.8

34.2

75.4

22.2

TV Giang Sơn

53.0

88.0

49.0

98.0

Ea Kiết

66.0

25.4

54.4

57.0

Hòa Tiến

52.2

7.6

50.0

42.8

Nam

Bình Hòa

114.0

18.2

31.2

24.2

Buôn Trấp

17.2

22.2

12.2

37.2

Krông Nô

63.4

55.0

21.8

4.6

Buôn Triết

19.8

39.4

13.2

8.4

KT Lắk

18.0

40.0

29.0

108.0

Hòa Phong

21.8

53.4

42.8

0.0

Krông Bông

35.2

20.0

51.0

111.4

Đông Bắc

Ea Sol

3.8

10.8

6.8

0.4

KT EaHleo

16.0

87.0

21.0

1.0

KT Buôn Hồ

54.0

12.0

12.0

8.0

Ea Sin

68.4

25.4

39.8

32.4

Ea Tóh

95.8

23.4

58.0

48.6

Cư Klông

1.4

5.8

9.0

4.6

ĐLiê Ya 2

6.0

15.8

7.0

5.6

Đông

Yang Mao 5

19.0

4.6

28.0

101.8

Yang Mao

13.4

4.8

27.6

95.6

TV Cầu 42

53.0

2.0

36.0

12.0

Cư Pui

17.8

4.4

44.4

64.2

Xuân Phú

12.0

0.0

0.0

0.0

Ea Knốp

43.

0.2

1.2

7.0

Cư Yang

46.2

8.4

9.4

12.8

Ea Ô

65.0

49.8

32.0

10.6

Cư Prao 2

4.6

5.4

0.2

0.0

Cư Prao

3.0

0.0

0.0

0.0

Cư San

11.6

0.4

41.8

14.0

Ea Pil

17.8

0.8

4.0

1.8

KTMa Drak

16.0

0.0

0.3

0.1

Như vậy, mưa lớn tập trung ở các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M’gar, Cư Kuin và thành phố Buôn Ma Thuột. Địa hình khu vực này tương đối bằng phẳng với độ cao từ 200 – 500m, tạo nên vùng bán bình nguyên rộng lớn nằm kẹp giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột ở phía Đông và Đắk Mil ở phía Nam, nghiêng dần từ Đông sang Tây. Với địa hình có dạng móng ngựa, kết hợp với hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam đã gây ra vùng hội tụ gió mạnh, khu vực này đã có mưa rất lớn, với lượng mưa đo được từ 100 – 200 mm/12 giờ, có nơi trên 300mm.

Cùng với hoạt động của rada thời tiết và mô hình số trị, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Lắk kịp thời ra bản tin cảnh báo thời tiết nguy hiểm, cập nhật liên tục diễn biến của mưa lớn tới Ban Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cũng như các phương tiện truyền thông. Sáng ngày 06/8/2019, mô hình số trị dự báo cho khu vực phía Tây Bắc và giữa tỉnh Đắk Lắk có mưa lớn với lượng mưa 80 – 150mm/24 giờ. Tâm mưa tập trung ở ranh giới giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai. Đêm 06/8/2019, Rada thời tiết Pleiku đã phát hiện và gửi đi dữ liệu hình ảnh sự phát triển của những ổ mây đối lưu trên khu vực các huyện Buôn Hồ, Buôn Đôn, Ea Kar, Ea H'leo, Cư M'gar, Krông Năng và thành phố Buôn Ma Thuột, với cường độ phản hồi vô tuyến cực đại từ 33dBz đến 45dBz và đỉnh vùng mây có độ cao >10km.

Hình 2. Hình ảnh mây gây mưa lớn cho tỉnh Đắk Lắk đêm 06/8/2019 của trạm Rada thời tiết Pleiku và dự báo lượng mưa ngày 06/8/2019 của mô hình WRF-3km

Hiện nay tỉnh Đắk Lắk đang trong mùa mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan như đợt mưa lớn vừa qua vẫn có khả năng xảy ra. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên cũng như Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Lắk tiếp tục theo dõi các diễn biến thời tiết, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nguy hiểm để kịp thời thông báo, phục vụ người dân kịp thời ứng phó để phòng tránh và giảm nhẹ hậu quả do thiên tai gây ra.

Hồ Thị Hà, Phòng dự báo - Đài KTTV khu vực Tây Nguyên

Vụ KHQT (Tổng hợp)

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: