Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán NSNN chi cho dự trữ quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn cải cách tiền lương và các tỉnh năm 2020 và 05 năm giai đoạn 2016-2020

Đăng ngày: 19-08-2020 | Lượt xem: 1076
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán NSNN chi cho dự trữ quốc gia năm 2020 và 05 năm giai đoạn 2016-2020

Các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán 7 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm 2020 và giai đoạn 2016- 2020 về tình hình thực hiện kế hoạch mua, bán, nhập, xuất, luân phiên đổi hàng, mức dự trữ quốc gia tồn kho cuối năm; thực hiện dự toán NSNN chi cho dự trữ quốc gia (vốn mua hàng, kinh phí chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia); xây dựng, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia. So sánh kết quả đạt được với các chỉ tiêu, định hướng đã đề ra tại Quyết định số 2091/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc năm 2020 và giai đoạn 2016-2020.

Đánh giá tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và chương trình, dự án khác sử dụng nguồn vốn ngoài nước năm 2020 và 05 năm giai đoạn 2016-2020

- Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đánh giá tình hình phân bổ, giao, thực hiện dự toán chi năm 2020.

Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu có sử dụng nguồn vốn ngoài nước, báo cáo tình hình phân bổ, giải ngân (chi tiết theo vốn viện trợ ODA, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi và vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài) để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, các đề xuất kiến nghị (nếu có).

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đánh giá cụ thể tình hình triển khai đối với các huyện, xã, thôn mới được bổ sung theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 103/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung, điều chỉnh và đổi tên danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020.

Cơ quan chủ chương trình mục tiêu quốc gia chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì dự án thành phần; cơ quan quản lý chương trình mục tiêu chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chương trình tổng hợp các nguồn lực thực hiện chương trình (NSTW, NSĐP, nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác, nguồn vốn vay, nguồn vốn huy động khác) và việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2020.

Trên cơ sở ước thực hiện năm 2020, tổng kết, đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình huy động, bố trí kinh phí, triển khai thực hiện trong giai đoạn 2016- 2020, kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và vướng mắc.

- Đối với các chương trình, dự án khác sử dụng nguồn vốn ngoài nước:

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đánh giá tình hình phân bổ, giao dự toán, thực hiện dự toán chi năm 2020, việc điều chỉnh, bổ sung năm 2020 (nếu có); lũy kế việc thực hiện đến hết năm 2020 so với mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn 2016-2020 được giao (nếu có)/hoặc kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016-2020 theo Hiệp định, Thỏa thuận đã ký kết (bao gồm cả dự án ô), chi tiết theo từng nguồn vốn (vốn viện trợ ODA, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài); cơ chế tài chính, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị (nếu có).

Đánh giá tình hình thực hiện tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2020

Các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đánh giá việc thực hiện tạo nguồn cải cách tiền lương gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 88/2019/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2020.

Đánh giá thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2020 và giai đoạn 2016-2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngoài các yêu cầu chung nêu trên, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung đánh giá thêm một số nội dung sau:

- Công tác huy động các nguồn lực tài chính ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị (nếu có).

- Địa phương báo cáo cụ thể việc thực hiện dự toán chi ĐTPT năm 2020 (bao gồm cả việc điều chỉnh, bổ sung trong năm theo quy định), chi tiết: nguồn cân đối NSĐP (chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất, chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết, chi đầu tư từ nguồn bội chi NSĐP (nếu có)); nguồn bổ sung có mục tiêu từ NSTW năm 2020 từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn ngoài nước (gồm cả nguồn vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại); lũy kế việc thực hiện giai đoạn 2016-2020 so với mục tiêu kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2016-2020; trong đó:

Việc bố trí dự toán, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng năm 2020 và giai đoạn 2016-2020, số kế hoạch còn lại của giai đoạn 2016-2020 (nếu có) và số phát sinh đến năm 2020 chưa được đưa vào kế hoạch trung hạn 2016- 2020 (nếu có); đề xuất việc xử lý.

Tình hình giao, thực hiện, giải ngân chi ĐTPT nguồn cân đối NSĐP năm 2020 và lũy kế 05 năm giai đoạn 2016-2020 so với kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ giao;

Đánh giá việc giao, thực hiện, giải ngân chi ĐTPT nguồn bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho địa phương năm 2020 và 05 năm giai đoạn 2016-2020 (chi tiết nguồn trong nước, nguồn ngoài nước (nguồn vốn vay, vốn viện trợ));

Bội chi NSĐP từng năm và bình quân 05 năm 2016 - 2020; tình hình đầu tư từ nguồn bội chi này;

Số tăng thu, tiết kiệm chi của NSĐP và việc sử dụng giai đoạn 2016-2020.

- Thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn:

Đánh giá tình hình thực hiện đối với từng chính sách, có báo cáo cụ thể đối tượng (trong đó chi tiết đối với hộ nghèo thu nhập, nghèo đa chiều đối với từng tiêu chí thiếu hụt dịch vụ cơ bản), nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách năm 2020 (có thuyết minh cơ sở xác định, cách tính).

Tình hình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người dân, biện pháp trong phòng chống, dịch Covid-19 (Nghị quyết số 37/NQ-CP, Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 437/QĐ-TTg, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020) và hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, chống hạn, sạt lở, xâm nhập mặn, nước biển dâng, thiên tai...

Báo cáo cụ thể việc bố trí ngân sách (bao gồm cả số NSTW hỗ trợ có mục tiêu cho NSĐP - nếu có) và sử dụng dự phòng NSĐP thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; tình hình sử dụng dự phòng NSĐP, quỹ dự trữ tài chính (nếu có) đến ngày 30 tháng 6 năm 2020, số dự kiến sử dụng trong 6 tháng cuối năm 2020: chi tiết tình hình thực hiện hỗ trợ kinh phí phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai (mưa đá, hạn hán, xâm nhập mặn), dịch bệnh (dịch tả lợn châu Phi, đại dịch Covid-19).

- Đối với các địa phương được phép điều chỉnh, bổ sung tăng biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế theo quyết định của cấp có thẩm quyền, phải chủ động bố trí chi NSĐP để đảm bảo kinh phí chi trả cho số biên chế tăng thêm; đối với nhu cầu tiền lương tăng thêm do tăng lương cơ sở, sau khi các địa phương sử dụng các nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương nhưng vẫn không đảm bảo đủ nhu cầu, NSTW hỗ trợ theo quy định về cải cách tiền lương hiện hành.

- Nguồn cải cách tiền lương năm 2020, số còn dư (nếu có) sau khi đã đảm bảo đủ nhu cầu thực hiện tiền lương trong năm 2020, sử dụng để chi trả thay phần NSTW hỗ trợ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành (giảm tương ứng phần NSTW phải hỗ trợ theo chế độ), chi hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 theo quy định; đối với bổ sung đầu tư các dự án phát triển theo quy định tại Nghị quyết số 86/2019/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội (nếu có).

- Tình hình phân bổ, giao dự toán chi NSNN từ nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương, thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Tình hình thu, chi, quản lý, sử dụng số thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đầu tư các công trình phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương, trong đó tập trung đầu tư cho các công trình thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế, hạ tầng nông nghiệp nông thôn, chương trình xây dựng chống biến đổi khí hậu theo quy định trong năm 2020.

- Do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên cân đối NSTW năm 2020 khó khăn, vì vậy, trường hợp dự kiến thu NSĐP giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao trong khi vẫn phải chi thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, địa phương phải chủ động xây dựng phương án điều hành sử dụng các nguồn lực của mình theo quy định để đảm bảo cân đối NSĐP theo hướng dẫn của Bộ Tài chính triển khai thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ.

- Tình hình thực hiện vay và trả nợ các khoản vay của NSĐP, gồm:

Số dư nợ đầu năm, số vay đến ngày 30 tháng 6 năm 2020, ước số vay cả năm, chi tiết theo mục đích vay (vay trả nợ gốc, vay bù đắp bội chi) và theo từng nguồn vốn (phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo từng nhà tài trợ và chương trình, dự án; vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước; vay tồn ngân kho bạc nhà nước; vay khác).

Nghĩa vụ trả nợ chi tiết chi trả nợ gốc, chi trả lãi và phí theo từng nguồn vốn vay tại điểm a khoản 9 Điều này.

Tình hình thực hiện trả nợ (lãi, phí) đến ngày 30 tháng 6 và ước cả năm 2020, chi tiết theo từng nguồn vốn nêu tại điểm a khoản 9 Điều này; trong đó, đối với nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ chi tiết theo từng chương trình, dự án.

Tình hình trả nợ gốc các khoản vay 6 tháng và ước cả năm 2020, chi tiết theo từng nguồn (vay mới trả nợ cũ, từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi); trong đó, đối với nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ chi tiết theo từng chương trình, dự án.

Dư nợ cuối năm theo kế hoạch và ước thực hiện, chi tiết theo từng nguồn vốn nêu tại điểm a khoản 9 Điều này; trong đó, đối với nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ chi tiết theo từng chương trình, dự án.

Tin KHTC

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: