“Hiệu ứng Trump” đang làm chậm tiến độ quốc tế về biến đổi khí hậu

Đăng ngày: 04-12-2018 | Lượt xem: 5103
(TN&MT) - Theo một báo cáo được công bố vào ngày 3/12, “hiệu ứng Trump” đang làm ảnh hưởng đến tiến bộ toàn cầu về biến đổi khí hậu bằng cách gây tổn hại cho ngoại giao quốc tế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong một cuộc biểu tình kiểu chiến dịch tại Hertz Arena, bang Florida, Mỹ vào ngày 31/10/2018. Ảnh: Joe Raedle | Getty Images

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong một cuộc biểu tình kiểu chiến dịch tại Hertz Arena, bang Florida, Mỹ vào ngày 31/10/2018. Ảnh: Joe Raedle | Getty Images

Báo cáo từ Viện Quan hệ Quốc tế và Châu Âu (IIEA) đã xem xét tác động của Tổng thống Donald Trump đối với các mục tiêu của Hiệp định Paris. Dự thảo trong năm 2015, thỏa thuận Paris đặt ra các mục tiêu cho các nền kinh tế quốc tế theo hướng giảm lượng khí thải carbon.

Joseph Curtin, một thành viên cao cấp của IIEA và là tác giả của báo cáo cho biết chính sách của chính quyền Trump đang trì hoãn tiến độ hướng tới những mục tiêu đó.

“Hiệu ứng Trump” đã tạo ra một tác động mạnh mẽ chống lại động lực (Hiệp định Paris)”, ông Joseph Curtin cho biết trong báo cáo.

Ông Curtin chỉ rõ ba lĩnh vực chính mà “hiệu ứng Trump” đã gây ảnh hưởng cho động lực trên toàn thế giới. Ông cho biết các khoản hoàn vốn liên bang đã làm tăng tính hấp dẫn của các khoản đầu tư nhiên liệu hóa thạch; việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận Paris đã tạo ra sự kiểm soát mang tính đạo đức và chính trị cho các quốc gia khác theo đuổi; và thiện chí tại các cuộc đàm phán quốc tế đã bị phá hủy.

“Tại các cuộc đàm phán khí hậu quốc tế đang diễn ra, hiệu ứng Trump đang làm chậm tiến bộ. Chính quyền Trump đã từ bỏ cam kết với Quỹ khí hậu xanh, để lại một khoản nợ lớn 2 tỷ USD, và đã phản đối các quy tắc nghiêm ngặt về báo cáo nỗ lực mở rộng các cam kết tài chính từ các nước giàu có. Những quyết định này đã làm trầm trọng thêm sự ngờ vực giữa các nước phát triển và đang phát triển - thành phần cần thiết cho tiến trình” - báo cáo nêu rõ.

Trong khi báo cáo cho biết việc phủ nhận tầm quan trọng của hiệu ứng Trump là một sai lầm, Curtin đã viết cũng là một sai lầm khi cho rằng Hiệp định Paris đang trong tình trạng khủng hoảng.

Theo báo cáo, các nền kinh tế lớn, các nhà đàm phán quốc tế và các nhà đầu tư, ở một mức độ nào đó, đã chấp nhận chờ đợi và xem xét tình hình trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 3/11/2020.

“Tuy nhiên, việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu không phải là sự khác thường. Điều này phản ánh các yếu tố cấu trúc rộng hơn và sâu hơn trong nền kinh tế chính trị của Mỹ, và phù hợp với mô hình của chính quyền Cộng hòa kéo dài gần bốn thập kỷ...” – báo cáo nêu.

Báo cáo cũng cho biết: “Trong giai đoạn ngắn hạn, Hiệp định Paris có thể chống lại hiệu ứng Trump, nhưng trong trung và dài hạn, Hiệp định này sẽ tiếp tục bất ổn và không chắc chắn cho đến khi các yếu tố cấu trúc cơ bản có thể được giải quyết”.

Mặc dù tác động bị cáo buộc của “hiệu ứng Trump” ảnh hưởng đến quan điểm toàn cầu về biến đổi khí hậu, nhiều nền kinh tế lớn vẫn đang ưu tiên vấn đề này.

Mới đây, EU công bố họ đang hướng tới trở thành nền kinh tế trung lập đầu tiên của thế giới vào năm 2050, và trong tuần này, hàng ngàn người sẽ đến Katowice, Ba Lan để tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 2018 (COP 24).

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: