Nghiên cứu vừa được công bố vào thứ hai bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin ở Madison và Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), đã nghiên cứu gần 40 năm dữ liệu vệ tinh của các cơn bão toàn cầu. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng xác suất bão bão lớn xảy ra (loại 3 trở lên theo thang Saffir-Simpson với sức gió vượt quá 110 dặm / giờ hoặc cao hơn), đang tăng sau nhiều thập kỷ. "Sự thay đổi này là vào khoảng 8% mỗi thập kỷ", Jim Kossin, tác giả của nghiên cứu, nói với CNN. "Nói cách khác, trong chu trình của mình, khả năng một cơn bão trở thành một cơn bão lớn hơn tăng 8% trong thập kỷ này so với thập kỷ trước."
Dựa trên các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu mới cho thấy có khả năng xảy ra các cơn bão lớn tăng lên và mạnh lên khi các đại dương toàn cầu ấm lên, nhưng dữ liệu này chưa đủ dài để khẳng định nguyên nhân của sự gia tăng là do sự nóng lên toàn cầu do con người tạo ra hay đây chỉ là chu kỳ tự nhiên có thể kéo dài nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, những dữ liệu của 11 năm quan sát gần nhất đã khiến các phép thống kê xu hướng trở nên rõ ràng hơn.
"Các dữ liệu thống kê cho thấy các cơn bão bắt đầu nổi lên nhiều hơn ngoài những sự biến đổi khí hậu thông thường khi bạn nhìn vào (khoảng) 40 năm dữ liệu, điều này trái ngược với nghiên cứu trước đó của họ, khi chỉ xem xét (khoảng) 25 năm dữ liệu", Phil Klotzbach, nhà nghiên cứu bão của Đại học bang Colorado, mặc dù không tham gia vào nghiên cứu nhưng đã trả lời phỏng vấn email với CNN.
Kossin và nhóm nghiên cứu của ông đã đi khắp thế giới để cho thấy các cơn bão trên khắp thế giới đang trở nên mạnh hơn và có sức tàn phá cao hơn, vì các cơn bão quy mô cao hơn thường tạo ra thiệt hại và tử vong rất lớn. "Hầu như tất cả các thiệt hại và tử vong do bão gây ra đều do các cơn bão lớn (từ loại 3 đến 5)", Kossin nói. "Khả năng các cơn bão mạnh lên gia tăng sẽ làm tăng nguy cơ tổn thất và thiệt hại lên nhiều lần".
Nghiên cứu cho thấy sự nóng lên toàn cầu đã làm tăng nhiệt độ mặt nước biển ở những khu vực có lốc xoáy nhiệt đới hình thành. Sự kết hợp của các nhiệt độ ấm áp này cùng với những thay đổi trong điều kiện khí quyển, đã khiến các cơn bão dễ dàng đạt được cường độ cao hơn.
Một ví dụ hiện tại về những kết quả của nghiên cứu có thể được tìm thấy ở Vịnh Bengal, nơi Siêu bão Amphan đã đạt đến đỉnh của quy mô với sức gió tương đương với cơn bão cấp 5 trên thang Saffir-Simpson. Cơn bão đã đạt được sức gió duy trì 270 kph (165 dặm / giờ) vào thứ Hai, khiến nó trở thành cơn bão mạnh nhất được ghi nhận ở Vịnh Bengal, theo dữ liệu từ Trung tâm Cảnh báo Bão Hoa Kỳ. "Vào thời điểm hiện tại, nhiệt độ mặt nước biển ấm hơn nhiều so với bình thường ở Vịnh Bengal ", Klotzbach nói. Nhiệt độ đại dương ấm hơn là một trong những nguyên nhân chính mà nghiên cứu mới chỉ ra có liên quan đến sự gia tăng cường độ bão.
"Giống như tất cả các khía cạnh của khí hậu, sự biến thiên của thời tiết cũng đóng một vai trò quan trọng," Kossin nói. "Nghiên cứu của chúng tôi không hoàn toàn giải thích được các hiện tượng thiên tai tự nhiên bắt nguồn từ các hoạt động của con người, và các xu hướng chúng tôi tìm thấy rất có thể là do sự kết hợp của cả hai"
Mặc dù nguyên nhân chính xác được rất phức tạp, Maue cho biết, nghiên cứu này làm tăng sự tin tưởng vào các mô hình khí hậu cho thấy sự nóng lên toàn cầu đang và sẽ tiếp tục làm gia tăng cường độ bão nhiệt đới trong tương lai.
Biên dịch: Mỹ Linh
Link: https://edition.cnn.com/2020/05/18/weather/climate-change-hurricane-tropical-cyclone/index.html