Chúng ta đều biết các yếu tố đóng vai trò trong việc làm tăng mực nước biển có thể bao gồm các sông băng và tảng băng tan chảy đổ thêm nước vào biển, hay nhiệt độ ấm hơn khiến nước nở ra. Mặt khác, các yếu tố được cho là có thể làm chậm sự gia tăng, chẳng hạn như các đập ngăn nước trên đất liền, ngăn dòng chảy của nước ra biển.
Khi tác động của mỗi yếu tố được cộng dồn lại với nhau, tác động này phải khớp với mực nước biển mà các nhà khoa học quan sát được. Tuy nhiên, cho đến nay, "thực tế" mực nước biển đã giảm so với mực nước biển dâng được quan sát thấy, điều này khiến các nhà khoa học đặt câu hỏi tại sao lại sản sinh ra sự mất cân bằng này.
Một nghiên cứu mới được công bố vào ngày 19/8 vừa qua đã tìm cách giải thích cho sự mất cân bằng này. Bằng cách nghiên cứu những ghi chép lịch sử về các phép đo mực nước, các nhà khoa học có thể dự báo tốt hơn từng yếu tố sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mực nước biển dâng và chúng sẽ tác động đến chúng ta như thế nào trong tương lai. Ví dụ, trong báo cáo lũ lụt gần đây của mình, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) đã lưu ý đến sự gia tăng nhanh chóng các cơn lũ liên quan trực tiếp đến nước biển dâng dọc theo các bờ biển Hoa Kỳ trong 20 năm qua và các cơn lũ này dự kiến sẽ làm tăng thêm mực nước biển.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng mực nước biển
Khi xem xét lại từng nguyên nhân gây ra sự gia tăng mực nước biển từ năm 1900 đến năm 2018, nghiên cứu do Phòng thí nghiệm của NASA ở Nam California thực hiện, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các ước tính đã được nâng cấp và áp dụng dữ liệu vệ tinh để hiểu rõ hơn về các phép đo trong quá khứ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các ước tính về sự thay đổi mực nước biển toàn cầu dựa trên các quan sát đo thủy triều đã đánh giá hơi quá mức mực nước biển toàn cầu trước những năm 1970. (Hệ thống đo được đặt tại các trạm ven biển rải rác trên toàn cầu, các máy đo thủy triều được sử dụng để đo chiều cao mực nước biển.) Họ cũng phát hiện ra rằng nước chảy từ sông băng trên núi đã bổ sung thêm nước vào các đại dương so với nhận định trước đây nhưng sự đóng góp tương đối của các sông băng vào mực nước biển dâng là giảm dần. Và các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng sự tan chảy của khối lượng của sông băng và tảng băng ở Greenland đã giải thích cho tốc độ gia tăng mực nước biển trước năm 1940.
Ngoài ra, nghiên cứu mới cho thấy trong những năm 1970, khi việc xây dựng các con đập diễn ra mạnh mẽ, mực nước biển dâng chậm lại. Các con đập đã tạo ra các hồ chứa có thể chứa nước ngọt mà thông thường sẽ chảy thẳng ra biển. "Đó là một trong những điều khiến tôi ngạc nhiên nhất", trưởng nhóm nghiên cứu Thomas Frederikse, một nghiên cứu cho hay. "Chúng ta đã từng tích trữ quá nhiều nước ngọt, và gần như khiến mực nước biển ngừng dâng."
Biểu đồ phân tích lượng nước biển dâng theo thời gian
Tuy nhiên, kể từ những năm 1990, sự sụt giảm khối lượng băng ở Greenland và Nam Cực và sự giãn nở nhiệt đã đẩy nhanh mực nước biển dâng, trong khi lượng nước ngọt tích tụ giảm. Khi khí hậu của chúng ta tiếp tục ấm lên, phần lớn năng lượng nhiệt này được các đại dương hấp thụ, làm cho thể tích của nước nở ra. Trên thực tế, băng tan và giãn nở nhiệt hiện chiếm khoảng 2/3 mực nước biển dâng trung bình toàn cầu quan sát được. Nước tan từ sông băng trên núi hiện đóng góp thêm 20%, trong khi lượng nước ngọt tích trữ trên đất bị suy giảm làm tăng 10% còn lại. Do đó, mực nước biển đã tăng trung bình 1,6 mm (0,063 inch) mỗi năm từ năm 1900 đến năm 2018. Trên thực tế, mực nước biển đang tăng với tốc độ nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong thế kỷ 20. Nhưng những ước tính trước đây về khối lượng băng tan và sự giãn nở nhiệt của đại dương không giải thích được tỷ lệ này, đặc biệt là trước kỷ nguyên quan sát chính xác của vệ tinh về các đại dương trên thế giới, tạo ra thâm hụt ngân sách mực nước biển trong quá khứ.
Biên dịch: Thanh Tâm
Link: https://climate.nasa.gov/news/3012/nasa-led-study-reveals-the-causes-of-sea-level-rise-since-1900/