Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc COP26 dự kiến diễn ra tại Glasgow vào tháng 11 đã bị hoãn lại và sẽ được dời lại vào năm 2021.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng toàn cầu, hội nghị COP26 mang theo nhiều tham vọng đành bị hoãn lại theo sự đồng thuận của Văn phòng COP của Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Vương quốc Anh – nước đăng cai tổ chức và các đối tác từ Ý.
Theo phát ngôn viên của UNFCCC ”việc thay đổi lịch trình sẽ đảm bảo tất cả các bên có thể tập trung vào các vấn đề sẽ được thảo luận tại hội nghị quan trọng này và cho phép có thêm thời gian cho các chuẩn bị cần thiết diễn ra. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với tất cả các bên liên quan để có thêm các quyết định tham vọng về khí hậu, củng cố khả năng thích ứng và phục hồi, và giảm lượng khí thải thấp hơn”.
Theo Chủ tịch của hội nghị COP26 “thế giới hiện đang đối mặt với một thách thức toàn cầu chưa từng có và các quốc gia dĩ nhiên đang tập trung vào nỗ lực cứu sống và chiến đấu với COVID-19. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã quyết định dời lại lịch tổ chức COP26”.
“Dịch bệnh COVID-19 hiện đang là mối đe dọa khẩn cấp nhất đối với nhân loại, nhưng chúng ta không thể quên rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất mà loài người phải đối mặt trong thời gian dài” Patricia Espinosa, Thư ký điều hành thay đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc cho hay. Theo cô, “Sớm thôi, các nền kinh tế sẽ khởi động lại. Đây là cơ hội để các quốc gia phục hồi tốt hơn, bao gồm cả những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong các kế hoạch đó và là cơ hội tốt định hình nền kinh tế thế kỷ 21 theo cách sạch, xanh, lành mạnh, an toàn và kiên cường hơn”. COP26 là một trong một số những hội nghị hàng đầu đã bị hoãn lại do gây ra bởi đại dịch virus corona. Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO đã hoãn tất cả các cuộc họp của mình, bao gồm các cuộc họp liên quan đến chính sách và kỹ thuật khác nhau vào tháng 4 và các phiên họp từ ngày 9 đến 12 tháng 6 của Hội đồng Điều hành WMO. Các cuộc họp này sẽ được dời lại vào cuối năm 2020.
Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu do WMO đồng tài trợ cũng đã sắp xếp lại các hoạt động của mình, đồng thời đã cảnh báo rằng có thể có những tác động nghiêm trọng đến việc hoàn thành kịp tiến độ Báo cáo đánh giá lần thứ sáu của IPCC.
Virus corona không làm giảm đi nhu cầu về hành động khí hậu
Tổng thư ký WMO Petteri Taalas đã nhiều lần nhấn mạnh rằng suy thoái kinh tế và công nghiệp do đại dịch do virus corona không thể thay thế cho các hành động phối hợp về khí hậu.
Theo ông Taalas “kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy rằng phát thải khí nhà kính giảm trong các cuộc khủng hoảng kinh tế kéo theo sau đó sự gia tăng nhanh chóng. Chúng ta cần phải thay đổi quỹ đạo đó”.
Dịch bệnh COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe toàn cầu, mà chúng tôi hy vọng chúng sẽ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, thất bại trong việc giảm khí thải nhà kính và giải quyết biến đổi khí hậu sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, điều kiện sống của con người và hệ sinh thái biển và đất liền, có thể kéo dài hàng thế kỷ, ông Taalas nói.
Carbon dioxide vẫn tồn tại trong khí quyển và đại dương rất nhiều thế kỷ. Điều này có nghĩa là thế giới phải cam kết tiếp tục thay đổi khí hậu bất kể sự giảm phát thải tạm thời do dịch bệnh virus corona gây ra. Mức carbon dioxide tại các trạm quan sát quan trọng cho đến nay đã cao hơn năm ngoái. Trung bình hàng tháng của CO2 trong khí quyển tại đài thiên văn Mauna Loa ở Hawaii là 414,11 phần triệu (ppm), so với 411,75 ppm vào tháng 2 năm 2019, theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ. Mauna Loa là trạm quan sát liên tục dài nhất thế giới và là trạm chuẩn của Mạng lưới quan sát khí quyển toàn cầu. Tại một trạm chuẩn khác, Cape Grim ở Tasmania, mức CO2 trung bình là 408,3 ppm trong tháng 2, tăng từ 405,66 ppm vào tháng 2 năm 2019, theo CSIRO. Tại đài thiên văn Azaña ở Tenerife, nồng độ CO2 trong năm nay cũng cao hơn so với cùng thời điểm năm 2019.
Biên dịch: Thanh Tâm
Link: https://public.wmo.int/en/media/news/cop26-postponed-because-of-coronavirus-pandemic