Sau quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi năm ngoái về việc rút Mỹ khỏi thỏa thuận, Trung Quốc và EU là những nhà tiên phong về việc thực hiện Hiệp định năm 2015, nhằm hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng đến 2 độ C.
Trong một thông cáo chung vào ngày 16/7, hai bên đã dừng việc chỉ trích Mỹ, nhưng cho biết thỏa thuận này chứng minh "chủ nghĩa đa phương có thể thành công trong việc xây dựng các giải pháp công bằng và hiệu quả cho các vấn đề toàn cầu quan trọng nhất trong thời đại của chúng ta".
Từ trái qua phải, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker tham dự lễ ký kết tại Hội trường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 16/7/2018. Ảnh: Reuters / Thomas Peter
Hai bên cũng cho biết họ vẫn cam kết tạo ra một cơ chế chuyển 100 tỷ USD mỗi năm từ các quốc gia giàu hơn đến các quốc gia nghèo hơn để giúp họ thích nghi với biến đổi khí hậu. Khoản tài trợ này đã trở thành một điểm tranh cãi lớn đối với Mỹ.
Hai bên cũng cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau để thúc đẩy một giải pháp hiệu quả cho vấn đề phát thải hàng không và vận chuyển, và xem xét các cách thức tăng cường hợp tác trong kinh doanh khí thải các-bon.
Nguồn: Báo TN&MT