Mặc dù vậy, những phát hiện của tổ chức từ thiện dự án CDP cho thấy nhiều công ty vẫn đánh giá thấp những mối nguy hiểm khi các nhà khoa học cảnh báo hệ thống khí hậu trái đất đang trên đường chạm đến những điểm bùng phát thảm khốc nếu không cắt giảm lượng khí thải carbon nhanh chóng.
“Hầu hết các công ty vẫn còn một chặng đường dài để đánh giá đúng rủi ro khí hậu”, ông Nicolette Bartlett, Giám đốc biến đổi khí hậu của CDP, tác giả của báo cáo cho biết.
Được thành lập vào đầu những năm 2000, CDP có tiếng nói quan trọng trong liên minh ngày càng tăng của các nhóm áp lực, các nhà quản lý quỹ, ngân hàng trung ương và các chính trị gia – những người cho rằng sự nóng lên toàn cầu gây rủi ro đến hệ thống tài chính.
Bằng cách kêu gọi các giám đốc điều hành đối mặt với rủi ro trong hoạt động của họ, những người ủng hộ mong muốn sẽ thúc đẩy đầu tư vào các ngành công nghiệp sạch hơn để cắt giảm lượng khí thải carbon kịp thời nhằm đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu.
Trong nghiên cứu mới nhất của mình, CDP đã phân tích dữ liệu khảo sát từ 215 công ty lớn nhất, từ Apple và Microsoft đến Unilever, UBS, Nestle, China Mobile, Infosys, Sony và BHP.
Các công ty dự đoán tổng cộng 970 tỷ USD chi phí bổ sung do các yếu tố bao gồm nhiệt độ nóng hơn, thời tiết khắc nghiệt và giá cả phát thải khí nhà kính. Khoảng một phần hai trong số các chi phí này được cho là chắc chắn sẽ thiệt hại.
Nhiều công ty cũng nhìn thấy tiềm năng rất lớn nếu thế giới có thể khử carbon kịp thời để tránh các kịch bản khí hậu ảm đạm nhất mà các nhà khoa học cho là nguy cơ tồn tại của nền văn minh công nghiệp.
Các công ty trong nghiên cứu CDP, có tổng vốn hóa thị trường khoảng 17 nghìn tỷ USD đã nhìn thấy những cơ hội tiềm năng trị giá 2,1 nghìn tỷ USD, đáp ứng nhu cầu nhanh hơn theo dự báo về xe điện để đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Theo Báo TN&MT