Brazil đã tiết lộ mục tiêu giảm phát thải trong một bản đệ trình cập nhật lên Liên Hợp Quốc hôm thứ tư vừa qua, nhưng kết quả của các báo cáo không phù hợp với mục tiêu của quốc gia này trong thập kỷ tới. Các mục tiêu giảm phát thải 37% vào năm 2025 và 43% vào năm 2030 so với mức năm 2005 không thay đổi. Brazil là quốc gia phát thải lớn thứ năm thế giới và là quốc gia có nạn phá rừng gây ra phát thải lớn nhất, theo Climate Action Tracker.
“Brazil đã công bố một mục tiêu thích ứng khí hậu không phù hợp với những gì quốc gia này đã gây ra” Đài quan sát khí hậu của một tổ chức NGO cho hay trong một tuyên bố. “Năm 2030 sẽ đưa toàn cầu chúng ta đến một thế giới ấm hơn khoảng 3oC nếu tất cả các nước đều có cùng tham vọng phát thải”.
Trong khi các nước phát thải lớn khác, chẳng hạn như Nhật Bản và Hàn Quốc, đã tăng cường tham vọng về khí hậu của họ trong những tháng gần đây bằng cách thông qua các mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050, Brazil đã thất bại khi trì hoãn hành động này cho đến năm 2060 và không đặt ra các mục tiêu tạm thời nào, Báo cáo của Đài quan sát khí hậu NGO cho hay. “Thế giới đã thay đổi, nhưng mục tiêu của Brazil thì không.”
Để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu của Thỏa thuận Paris, Đài quan sát khí hậu cho biết Brazil cần giảm 81% lượng khí thải vào năm 2030, so với mức năm 2005 và đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 ròng vào năm 2050.
Việc trồng rừng hiện nay ở Brazil không đáp ứng đủ lượng cây bị chặt phá tại quốc gia này
Dưới sự quản lý của Tổng thống Bolsonaro, nạn phá rừng nhiệt đới Amazon đã tăng lên mức cao nhất trong 12 năm. Tháng trước, Cơ quan vũ trụ của Brazil cho biết giữa tháng 8 năm 2019 và tháng 7 năm 2020, 6.890 dặm vuông của khu rừng nhiệt đới đã bị phá hủy, tăng 9,5% so với năm trước.
Theo Thỏa thuận Paris, Brazil trước đó đã cam kết ngăn chặn tất cả các vụ phá rừng bất hợp pháp vào năm 2030 và khôi phục 12 triệu ha rừng. Bản đệ trình mới nhất không nhắc lại cam kết đó và cũng không nhắc tới cụm từ “phá rừng”. Vào năm 2019, trong năm đầu tiên Tổng thống Bolsonaro cầm quyền, số vụ phá rừng đã tăng 34%.
Nhà bảo vệ môi trường người Brazil Carlos Rittl cho rằng: “Nếu nền dân chủ của Brazil còn tồn tại, hay nói cách khác là chính phủ của Tổng thống Bolsonaro còn tồn tại cho đến năm 2060, thì các khu rừng ở Brazil sẽ dần biến mất”.
Biên dịch: Thanh Tâm
Link: https://www.climatechangenews.com/2020/12/09/brazil-sets-indicative-goal-carbon-neutrality-2060/