MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 6 NĂM 2022

Đăng ngày: 23-06-2022 File đính kèm
Số 738 tháng 6 năm 2022

TT

Tên bài và tác giả

Số Trang

1

Đánh giá chất lượng dự báo mưa định lượng của mô hình WRF cho khu vực Việt Nam

Trương Bá Kiên1, Phạm Thị Thanh Ngà1, Trần Duy Thức1, Phùng Thị Mỹ Linh1, Vũ Văn Thăng1*

1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; kien.cbg@gmail.com; pttnga.monre@gmail.com; tranduythuc1@gmail.com; phungmylinh165@gmail.com; vvthang26@gmail.com

*Tác giả liên hệ: vvthang26@gmail.com; Tel.: +84–986 464 599

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả đánh giá chất lượng dự báo mưa định lượng cho 150 trạm khu vực Việt Nam của mô hình WRF trong hai năm 2019–2020. Sử dụng lượng mưa của 150 trạm quan trắc để đánh giá chất lượng dự báo định lượng mưa ở các hạn dự báo 24h, 48h và 72h, thông qua các chỉ số thống kê ME, MAE, RMSE và các chỉ số FBI, POD, FAR, BIAS, CSI. Kết quả cho thấy, mô hình WRF có xu thế dự báo thiên thấp về lượng ở hầu hết các ngưỡng mưa và hạn dự báo. Tính chung trên phạm vi cả nước, ở cả 3 hạn dự báo, chất lượng dự báo mưa mưa định lượng trong hai năm của mô hình WRF với khoảng 30–40% thành công ở ngưỡng có mưa (1 mm/ngày) và giảm dần theo các ngưỡng mưa, đạt khoảng 20% ở ngưỡng mưa vừa (16 mm/ngày) và khoảng 15% ở ngưỡng mưa to (50 mm/ngày) và chất lượng dự báo không tốt ở hạn dự báo 72h. Kết quả dự báo về diện cho thấy, mô hình dự báo diện mưa lớn hơn thực tế ở ngưỡng mưa nhỏ nhưng lại dự báo nhỏ hơn so với thực tế ở ngưỡng mưa vừa và mưa to ở cả 3 hạn dự báo

Từ khoá: Mô hình WRF; Dự báo mưa định lượng; Việt Nam

1

2

Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá sự thay đổi mực nước trong kênh khi mô phỏng nhám với hạt có đường kính 5÷10 mm

Lê Trung Nguyên1*

1 Viện Năng lượng, Bộ Công Thương, Số 6 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội; Lenguyentrung80@gmail.com

*Tác giả liên hệ: Lenguyentrung80@gmail.com; Tel.: +84–918428133

Tóm tắt: Mô phỏng nhám trong mô hình vật lý của thí nghiệm mô hình thuỷ lực là công việc rất quan trọng ảnh hưởng đến sai số của thí nghiệm mô hình. Hiện nay, cách làm mô phỏng nhám trong mô hình vật lý ở Việt Nam là thử dần độ nhám để đạt được mực nước như thực tế do đó mất nhiều thời gian và công sức. Nghiên cứu này sẽ đánh giá diễn biến mực nước trong kênh khi mô phỏng nhám là: trát vữa xi măng cát (TN0); đá có đường kính từ 5÷10 mm (TN1). Kết quả nghiên cứu cho thấy: khi mặt nước của thí nghiệm TN0 có độ dốc là 0,08÷0,2%, chênh mực nước của thí nghiệm TN1 và thí nghiệm TN0 tỷ lệ thuận với mật độ hạt mô phỏng của thí nghiệm TN1. Chênh lệch mực nước có thể lên đến Δh = 0,039 m (ứng với tỷ lệ mô hình 1/100 thì Δh = 3,9 m). Như vậy, khi thiết kế mô phỏng nhám trong mô hình vật lý có thể sử dụng theo kết quả của nghiên cứu này để hiệu chỉnh mực nước phù hợp với thực tế. Những trường hợp có độ dốc mặt nước nằm ngoài khoảng 0,08÷0,2% cũng có thể áp dụng theo nghiên cứu này nhưng hiệu quả của việc dâng mực nước do mô phỏng nhám có thể giảm đi.

Từ khoá: Mô phỏng nhám; Mô hình vật lý; Thiết kế nhám.

12

3

Khảo sát khả năng hấp phụ xử lý nước của than sinh học tạo thành từ sinh khối phụ phẩm nông nghiệp

Nguyễn Công Mạnh1, Nguyễn Tri Quang Hưng2, Đoàn Quang Trí3, Bùi Thị Cẩm Nhi2, Nguyễn Minh Kỳ2,4*

1 Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh; congmanh@hcmuaf.edu.vn

2 Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh; quanghungmt@hcmuaf.edu.vn

3 Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn; doanquangtrikttv@gmail.com

4 Bộ môn Môi trường và Tài nguyên, Phân hiệu Gia Lai, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh; nmky@hcmuaf.edu.vn

*Tác giả liên hệ: nmky@hcmuaf.edu.vn; Tel.: +84–916121204

Tóm tắt:  Bài báo trình bày kết quả áp dụng than sinh học sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp để hấp phụ xanh methylene (MB) trong môi trường chất lỏng. Biochar tạo thành từ sinh khối phụ phẩm nông nghiệp có diện tích bề mặt riêng lớn, hàm lượng thành phần nguyên tố carbon (C), hydrogen (H), oxygen (O) và nitrogen (N) chiếm tỷ lệ cao. Đối với việc ứng dụng than sinh học vào xử lý môi trường cho thấy khả năng hấp phụ màu và bước đầu đã đạt những kết quả khả quan. Mẫu than sinh học từ phụ phẩm rơm rạ nhiệt phân ở nhiệt độ 400℃ được lựa chọn để khảo sát khả năng hấp phụ xanh methylene. Kết quả cho thấy dung lượng hấp phụ gia tăng và đạt cực đại ở nồng độ xanh methylene 200 mg/L. Than sinh học với kích thước mịn (biochar 212 µm) thể hiện hiệu quả hấp phụ xanh methylene tốt nhất ở ngưỡng hấp phụ bão hòa 6,3 mg/g. Khả năng hấp phụ xanh methylene có thể đạt hiệu quả > 75%. Nguyên nhân có thể lý giải bởi bởi ưu thế diện tích bề mặt riêng lớn, sự đa dạng hệ thống kích thước lỗ xốp bên trong cấu trúc than sinh học và bề mặt của chúng có thể cung cấp nhóm chức quan trọng như –OH, C=O. Như vậy, nghiên cứu ứng dụng than sinh học tạo thành từ sinh khối phụ phẩm nông nghiệp trong xử lý nước ô nhiễm chỉ ra tiềm năng trong tương lai.

Từ khoá: Hấp phụ; Than sinh học; Xử lý nước; Nông nghiệp; Sinh khối.

23

4

Đánh giá các thay đổi dòng chảy trên dòng chính sông Mê Công và các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng ĐBSCL

Phan Trường Khanh1*, Nguyễn Hồng Quân2,3, To Quang Toan4

Khoa Kỹ Thuật Công Nghệ Môi Trường, Trường Đại học An Giang – Đại học Quốc gia TPHCM; ptkhanhagu@gmail.com

2 Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế tuần hoàn – Đại học Quốc gia TPHCM; nh.quan@iced.org.vn

3 Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu, Viện Môi trường và Tài nguyên –Đại học Quốc gia TPHCM; nh.quan@iced.org.v

4 Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; toan_siwrr@yahoo.com

*Tác giả liên hệ: ptkhanhagu@gmail.com; Tel.: +84–918440275

Tóm tắt: Các phát triển ở thượng lưu sông Mê Công đang làm thay đổi dòng chảy, từ 2012 đến nay xuất hiện lũ nhỏ và mặn làm gia tăng các quan ngại về an ninh nguồn nước. Bài báo đánh giá các thay đổi dòng chảy trái qui luật trên sông Mê Công cả mùa lũ và mùa kiệt. Kết quả cho thấy, trước 2010 khi mà tác động thủy điện chưa đáng kể, dòng chảy năm lũ lớn 2000, tại Chiang Saen cao nhất 3.192 m3/s trong khi ở Kratie là 18.031 m3/s. Ở năm kiệt nước như 1998 là 2.560 m3/s tại Chiang Saen và 8.612 m3/s ở Kratie. Ở thượng nguồn hạn xuất hiện từ tháng 3, trong khi hạ nguồn vào tháng 4. Mùa lũ, lưu lượng tháng lớn nhất ở các trạm thượng nguồn thường xuất hiện sớm hơn các trạm hạ nguồn một tháng. Đỉnh lũ xuất hiện vào tháng 9 ở thượng nguồn trong khi ở hạ nguồn vào tháng 10. Sau 2010, do ảnh hưởng của thủy điện, mực nước trên dòng chính đã thay đổi đáng kể, dòng chảy kiệt bình quân tăng, tháng kiệt ở hạ lưu dịch sớm một tháng trùng với thời gian kiệt ở thượng lưu, đặc biệt lũ lớn chưa trở lại ở trạm đầu nguồn và cuối nguồn số năm lũ vượt mức báo động giảm. Bái báo cũng đưa ra các giải pháp để đảm bảo an ninh nguồn nước trên đồng bằng.

Từ khoá: An ninh nguồn nước; Dòng chảy mùa lũ; Dòng chảy mùa kiệt; Dòng chính sông Mê Công.

34

5

Nghiên cứu đánh giá mức độ dao động và xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu tại Bình Định

Nguyễn Văn Hồng1*

1 Phân Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; nguyenvanhong79@gmail.com

*Tác giả liên hệ: nguyenvanhong79@gmail.com; Tel.: +84–913613206

Tóm tắt:  Nghiên cứu này đánh giá mức độ dao động và xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu tại tỉnh Bình Định. Đánh giá được thực hiện cho các yếu tố khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ tại ba trạm khí tượng Quy Nhơn, Hoài Nhơn, An Nhơn tại Bình Định trong thời kỳ 1990–2021. Nghiên cứu sử dụng chuẩn sai khí hậu để đánh giá mức độ dao động, xu thế Şen và kiểm định Mann–Kendall (M–K) để xác định xu thế biến đổi và độ tin cậy của phương trình xu thế. Kết quả đánh giá dao động của nhiệt độ trung bình năm tại trạm Quy Nhơn cho thấy chuẩn sai (+) lớn nhất đạt 0,8ºC xuất hiện vào năm 2019, chuẩn sai (–) lớn nhất là –0,5ºC xuất hiện vào các năm 2000 và 2008. Chuẩn sai lượng mưa năm tại trạm Quy Nhơn dao động từ –692 mm đến + 702 mm, chuẩn sai (+) lớn nhất đạt 1044 mm. Kết quả kiểm định M–K cho thấy xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình tại Quy Nhơn, An Nhơn và Hoài Nhơn thỏa mãn mức ý nghĩa thống kê (α = 5%), với xu thế tăng từ 0,01–0,02ºC/năm. Về lượng mưa năm có xu thế giảm theo thời gian, tuy nhiên xu thế lượng mưa tại cả 3 trạm đều không rõ ràng, không thỏa mãn mức ý nghĩa 5%.

Từ khoá: Dao động khí hậu; Xu thế biến đổi; Các yếu tố khí hậu.

49

6

Khảo sát cấu trúc địa chất tầng Holocene khu vực thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp ảnh điện hai chiều (2D)

Lương Văn Thọ 1*

1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, 459 Tôn Đức Thắng, Hoà Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng–550000; lvtho@ued.udn.vn

*Tác giả liên hệ: lvtho@ued.udn.vn; Tel.: +84–1262607012   

Tóm tắt: Nghiên cứu này được tiến hành để khảo khảo sát cấu trúc địa chất tầng Holocene khu vực thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp ảnh điện hai chiều (2D). Trong nghiên cứu, các đặc điểm hình thành, phân bố và thành phần địa chất của tầng địa chất Holocene và sự phân bố nước ngầm trong môi trường của tầng địa chất Holocene cũng được khảo sát. Để tiến hành nghiên cứu này, phương pháp ảnh điện 2D dựa trên sơ đồ Wenner–Alpha đã được triển khai tại các vị trí khảo sát hiện trường thuộc khu vực thành phố Đàng Nẵng. Kết quả thu được qua phân tích ảnh điện 2D tại các vị trí đã khảo sát được so sánh, đánh giá với kết quả khoan thăm dò địa chất và cho tương quan khá tốt với sai số giữa 2 phương pháp bé hơn 5%. Qua nghiên cứu có thể khẳng định phương pháp ảnh điện 2D áp dụng tốt cho nghiên cứu về địa chất công trình, góp phần hỗ trợ công tác đánh giá, dự báo các tai biến địa chất trong xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình dân dụng, công trình ngầm có liên quan đến an sinh xã hội tại các khu vực.

Từ khoá: Ảnh điện 2D; Chất điện phân; Địa chất; Giải đoán; Kim loại nặng.

60

7

Đánh giá tình hình vận chuyển bùn cát trên sông Mê Công và lượng hóa vận chuyển bùn cát đáy năm 2011 trên hệ thống sông Cửu Long

Nguyễn Nghĩa Hùng1*, Lê Quản Quân1, Lê Mạnh Hùng1

1Viện khoa học Thủy lợi miền Nam; hungsiwrr@gmail.com; lequan2005@gmail.com

*Tác giả liên hệ: hungsiwrr@gmail.com; Tel.: +84–988.485.575

Tóm tắt: Nội dung bài báo đánh giá tình hình về vận chuyển bùn cát nói chung và bùn cát đáy nói riêng trong những năm gần đây của hệ thống sông Mê Công. Dựa trên các tài liệu quan trắc đã công bố và tính toán từ mô hình toán MIKE11AD về hệ thống sông kênh ở vùng ĐBSCL, chúng tôi tính toán lượng bùn cát phân bổ bùn cát đáy đại diện cho năm có lũ lớn (2011) trên hệ thống sông Cửu Long. Đây là kết quả tính toán mới về lượng bùn cát đáy trên hệ thống sông Cửu Long và chúng được phân bổ như thế nào trên các đoạn sông. Cụ thể, lượng bùn cát đáy về qua biên giới VN–CPC chỉ 5,82 triệu m3 (tổng về từ Tân Châu và Châu Đốc), trong đó qua Tân Châu chiếm khoảng 85% (4,95 triệu m3) và Châu Đốc chỉ khoảng 15% (0,87 triệu m3), sau khi phân bố lại lưu lượng tại Vàm Nao, bùn cát đáy trên sông Tiền đoạn Mỹ Thuận chiếm 39% (2,27 triệu m3), đoạn Cần Thơ khoảng 35% (2,01 triệu tấn), tổng lượng bùn cát đáy đổ ra biển khoảng 1,59 triệu m3. Đây là kết quả đầu tiên được tính toán phân bổ cho toàn nhánh sông thuộc hệ thống sông Cửu Long, làm cơ sở cho việc tính toán dự báo và nghiên cứu ổn định chỉnh trị hệ thống sông Cửu Long phục vụ cho phát triển kinh tế được tốt hơn.

Từ khoá: Bùn cát; Bùn cát đáy; Sông Mê Công; Hệ thống sông Cửu Long.

71

8

Nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình thích ứng với hạn hán trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở tỉnh Ninh Thuận

Đặng Quốc Khánh1*, Dương Văn Khảm2, Ngô Tiền Giang3

1 Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn; khanhdangkhtc@gmail.com;

2 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; dvkham.kttv@gmail.com

3 Trung tâm Ứng dụng công nghệ Khí tượng Thủy văn; Tổng cục Khí tượng Thủy văn; ntgiang1975@gmail.com

*Tác giả liên hệ: khanhdangkhtc@gmail.com; Tel.: +84–974291988

Tóm tắt: Ninh Thuận là một tỉnh khô hạn bậc nhất cả nước về khô hạn, trong đó hạn hán là thiên tai hàng đầu. Đây chính là bất lợi lớn nhất của thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế hộ gia đình nói chung của tỉnh. Trên cơ sở các kịch bản biến đổi khí hậu, các số liệu điều tra khảo sát, nghiên cứu đã xác lập mô hình phân tích, tính toán, đánh giá mối tương quan giữa các hành vi thích ứng BĐKH hạn hán theo mùa của các hộ nông dân khu vực tỉnh Ninh Thuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đứng trước tác động của diễn biến BĐKH theo hướng hạn hán ngày một gia tăng tại tỉnh Ninh Thuận thời gian gần đây, đa phần (68,6%) các hộ nông dân đã lựa chọn áp dụng các biện pháp thích ứng. Các biện pháp thích ứng cụ thể được ưu tiên sử dụng là: thay thế các loại cây trồng (con giống), chuyển hẳn sang trồng các loại cây khác, điều chỉnh ngày gieo và thu hoạch. Đáng chú ý, tiền vốn và nhân lực lao động là những yếu tố hạn chế chủ yếu, ảnh hưởng tới lựa chọn, áp dụng các biện pháp thích nghi BĐKH của hộ nông dân.

Từ khoá: Ninh Thuận; Hạn hán; Kinh tế hộ gia đình.

82

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất