MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 5 NĂM 2025

Đăng ngày: 02-01-2025 File đính kèm
Số 773 tháng 5 năm 2025

TT

Tên bài và tác giả

Số Trang

1

Biểu hiện hoạt động đứt gãy khu vực Kon Plong, tỉnh Kon Tum và lân cận

Nguyễn Lợi Lộc1,2,3*, Nguyễn Thanh Sang3, Nguyễn Thị Thu Thủy3

1 Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam; lynogec@gmail.com

2 Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam; lynogec@gmail.com

3Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam; lynogec@gmail.com; sang1216222@gmail.com; thuykt0312@gmail.com

*Tác giả liên hệ: lynogec@gmail.com; Tel.: +84–829029088

Tóm tắt: Các đứt gãy khu vực Kon Plong, tỉnh Kon Tum và lân cận đều biểu hiện hoạt động trong giai đoạn hiện đại. Bằng việc tổng hợp 10 tiêu chí đánh giá nhận dạng và đánh giá mức độ hoạt động của các đứt gãy khu vực nghiên cứu cho kết quả: (1) Đứt gãy biểu hiện hoạt động rất rõ gồm đứt gãy Đắk Rinh và đứt gãy Sông Đắk Kôi; (2) Các đứt gãy hoạt động rõ gồm đứt gãy Trà Xinh - Di Lăng, đứt gãy T-Meo và đứt gãy Đắk Nghé; (3) Các đứt gãy có biểu hiện hoạt động gồm đứt gãy Sông Re, đứt gãy Ba Tơ - Kon Tum, đứt gãy Đắk Pne - Kon Ka Rinh, đứt gãy Sông Giang, đứt gãy Đắk Răm - Măng Cành - Sơn Thượng, đứt gãy S. Hà Vinh - S. Cà Đú và đứt gãy Sơn Cao - Nghĩa Hòa, đứt gãy Ba Tơ - Củng Sơn. Dọc theo đới đứt gãy biểu hiện hoạt động này ghi nhận các tai biến như sạt, trượt lở, nứt đất và động đất. Chuỗi sinh chấn gần đây phân bố chủ yếu liên quan đến các hệ thống đứt gãy có biểu hiện hoạt động rất rõ và biểu hiện hoạt động rõ. Tần suất và cường độ động đất tăng cao tại nơi giao cắt của các hệ thông đứt gãy có biểu hiện hoạt động như tại vị trí các hồ thủy điện Kon Tum thượng và Đrắk Đring.

Từ khoá: Thượng Kon Tum; Đrắk Đring; Động đất; Đứt gãy hoạt động; Kon Plong.

1

2

Phân tích, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước mặt tỉnh Long An, Đồng bằng Sông Cửu Long

Lê Việt Thắng1*

1 Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường, Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh; levietthangmt@gmail.com

*Tác giả liên hệ: levietthangmt@gmail.com; Tel.: +84–908552201

Tóm tắt: Nghiên cứu hiện tại nhằm phân tích theo không gian, thời gian và định lượng các nguồn gây ô nhiễm hệ thống nước mặt ở tỉnh Long An. Tổng cộng 1.736 mẫu nước mặt được lấy tại 62 điểm quan trắc phân bố trên 4 phân vùng không gian, tần suất 4 đợt mỗi năm vào mùa khô và mùa mưa từ năm 2017 đến năm 2023 và phân tích 15 thông số lý hóa, sinh học. Toàn bộ tập dữ liệu được¬ phân tích thành phần chính (PCA/FA), phân tích phương sai hai chiều, và tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI), đồng thời áp dụng phân tích hồi quy đa biến. Kết quả PCA/FA đã chỉ ra 05 nguồn ô nhiễm/nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt gồm: xâm nhập mặn; hoạt động nhân sinh; quá trình tích tụ/lắng đọng; dòng nước chảy tràn qua khu nông nghiệp; và các yếu tố thời tiết, thủy lực. Phân tích hồi quy đa biến chỉ ra rằng xâm nhập mặn, và hoạt động nhân sinh góp phần suy giảm đáng kể chất lượng nước ở khu vực. Tính toán cho thấy WQI giảm từ vùng nội địa ra ven biển, và mùa mưa cao hơn mùa khô. Nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng ¬các chiến lược quản lý chất lượng nước mặt hợp lý và chặt chẽ hơn trên địa bàn tỉnh Long An.

Từ khóa: Phân tích thống kê đa biến; Nguồn ô nhiễm; Long An; Chất lượng nước.

15

3

Nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật hoà hợp cải thiện trường ban đầu cho mô hình WRF dự báo bão trên biển Đông

Nguyễn Thanh Bằng1*, Trương Bá Kiên1, Nguyễn Đức Nam1, Trần Duy Thức1

1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; bangnt29@gmail.com; kien.cbg@gmail.com; ducnam.mi@gmail.com; tranduythuc1@gmail.com

*Tác giả liên hệ: bangnt29@gmail.com; Tel.: +84–838734488

Tóm tắt: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hòa hợp (blending) cải thiện trường ban đầu cho mô hình WRF trong dự báo bão trên Biển Đông, với thử nghiệm trên 4 cơn bão năm 2023 (Talim, Saola, Koinu, Sanba). Các cơn bão không đổ bộ trực tiếp vào Việt Nam nhưng gây ảnh hưởng gián tiếp như mưa lớn và gió mạnh trên biển. Kết quả cho thấy, về quỹ đạo, bão Talim có sai số tăng theo hạn thời gian, với CTL (No-blending) luôn tốt hơn blending, sai số lớn nhất 320 km ở hạn 60h. Bão Saola có blending dự báo tốt hơn ở hạn 20-40h, trong khi các hạn khác có sai số tương đương. Bão Koinu có sai số hướng di chuyển ở cả hai phương án, với CTL nhỉnh hơn. Bão Sanba có sai số nhỏ nhưng hướng di chuyển không chính xác. Về cường độ, cả hai phương án dự báo bão Talim mạnh hơn thực tế, sai số khí áp lớn nhất 25 mb ở hạn 42h, blending kém hơn CTL. Với Saola, dự báo yếu hơn thực tế ở hạn đầu nhưng mạnh hơn ở 36-48h, sai số tương đương nhau. Bão Koinu bị dự báo yếu hơn thực tế, sai số lớn nhất 30 mb ở hạn 6h. Bão Sanba mạnh hơn thực tế trong 36h đầu nhưng yếu hơn sau đó, CTL có sai số nhỏ hơn. Kỹ thuật hòa hợp cho thấy tiềm năng cải thiện dự báo quỹ đạo và cường độ bão trong một số tình huống cụ thể.

Từ khoá: Kĩ thuật hoà hợp; Dự báo bão; Mô hình WRF.

31

4

Nghiên cứu tính toán mức độ xói lở bờ sông bằng công thức kinh nghiệm: Thí điểm cho đoạn sông Tiền chảy qua huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Lưu Văn Ninh1, Nguyễn Thanh Toàn1, Ngô Chí Tuấn2, Phan Thị Thùy Dương3, Nguyễn Hữu Tuấn3, Cấn Thu Văn3*

1 Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang; luuninhtv@gmail.com; ngthtoan8827@gmail.com

2 Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; ngochituan@gmail.com

3 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; pttduong@hcmunre.edu.vn; nhtuan@hcmunre.edu.vn; ctvan@hcmunre.edu.vn

*Tác giả liên hệ: ctvan@hcmunre.edu.vn; Tel: +84–983738347

Tóm tắt: An Giang là tỉnh thuộc đầu nguồn sông Cửu Long, được đánh giá là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do xói lở bờ sông. Theo thống kê năm 2023, toàn tỉnh An Giang đã xảy ra 129 điểm sạt lở bờ sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 6,7 km. Hiện nay, trước diễn biến ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu cùng với sự can thiệp quá mức của con người vào dòng chảy tự nhiên, xói lở bờ sông đã và đang trở thành mối đe dọa đến đời sống của người dân ở đây. Trong các nghiên cứu dự báo, tính toán mức độ xói, sạt lở bờ sông, có nhiều phương pháp được sử dụng như là: phương pháp phân tích tài liệu thực đo; mô hình vật lý; mô hình toán; công thức kinh nghiệm. Trong đó công thức kinh nghiệm được coi là phương pháp truyền thống và cũng đã được sử dụng từ lâu. Trong nghiên cứu này sử dụng số liệu thực đo mùa lũ (tháng 10/2024) và mùa kiệt (tháng 6/2024) và công thức kinh nghiệm để tính toán mức độ xói lở bờ sông chạy qua đoạn Chợ Mới tỉnh An Giang. Kết quả tính toán theo công thức cho thấy có sự phù hợp nhất định với kết quả thực đo, với hệ số tương quan là 0,87 và hệ số Nash là 0,86, sai số tương đối dưới 10% là 70% mặt cắt tính toán. Cho thấy khả năng có thể áp dụng công thức kinh nghiệm để thiết lập hệ số và tính toán cho các vùng khác thuộc bờ sông Tiền tỉnh An Giang nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Từ khóa: An Giang; Công thức kinh nghiệm tính xói lở; Hệ số tương quan.

40

5

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp kỹ thuật kinh tế giảm thất thoát nước tại Công ty cổ phần cấp nước Tân Hòa (thuộc Sawaco)

Hồ Minh Dũng1*, Trương Tấn Quốc1,2

1 Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM; H_minhdung@yahoo.com

2 Công ty cổ phần cấp nước Bến Thành; ksquoc@yahoo.com.vn

*Tác giả liên hệ: H_minhdung@yahoo.com; Tel.: +84–903605245

Tóm tắt: Công tác chống thất thoát nước tại Công ty cổ phần cấp nước Tân Hòa hiện nay vẫn còn mang tính bị động, chưa vận dụng tốt công nghệ cũng như quy trình chống thất thoát nước, chưa phát huy hết khả năng giảm thất thoát nước của đơn vị. Vì vậy, nghiên cứu này thực hiện nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, ước tính mức nước thất thoát kinh tế (ELL) để có thể giảm thất thoát nước đến mức mà chi phí giảm thất thoát nước bằng với giá trị của lượng nước tiết kiệm được góp phần bảo vệ nguồn nước và môi trường. Nghiên cứu đã ứng dụng thành công mô hình Epanet để mô phỏng và phân tích thủy lực mạng lưới cấp nước. Kết quả của mô hình là cơ sở để phân tích, đánh giá các yếu tố về lưu lượng, áp lực, cũng như phân tích hiệu quả trong hoạt động kiểm soát rò rỉ mạng lưới cấp nước chủ động, khoanh vùng rò rỉ cho khu vực thí điểm và đưa ra các bài toán để phân tích đánh giá khi áp dụng vào thực tế nhanh chóng phát hiện kiểm soát thủy lực liên tục các nguy cơ rò rỉ trên mạng lưới cấp nước 24/7. Kết quả nghiên cứu này được ứng dụng rộng rãi sẽ giúp cho các đơn vị cấp nước giảm thất thoát nước bền vững một cách hiệu quả.

Từ khoá: Giảm thất thoát nước; Nước thất thoát kinh tế (ELL); Công ty cấp nước Tân Hòa.

49

6

Ảnh hưởng của dịch chuyển vỏ Trái đất đến các tham số chuyển đổi tọa độ

Lê Thị Thanh Tâm1, Nguyễn Văn Sáng1*

1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất; thanhtamtdcc@gmail.com; nguyenvansangtd40@gmail.com

*Tác giả liên hệ: nguyenvansangtd40@gmail.com; Tel.: +84–947368825

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả xác định ảnh hưởng của dịch chuyển vỏ Trái đất đến các tham số chuyển đổi tọa độ giữa hệ tọa độ tĩnh (VN2000) và hệ tọa độ động (ITRF). Phương pháp xác định tốc độ thay đổi của các tham số chuyển đổi tọa độ theo véc tơ vận tốc chuyển dịch vỏ Trái đất đã được xây dựng. Tốc độ thay đổi của 7 tham số chuyển đổi tọa độ trên lãnh thổ Việt Nam đã được tính toán theo vận tốc dịch chuyển vỏ Trái đất tại 21 điểm Geodetic CORS. Tốc độ này được kiểm tra bằng cách so sánh với phương pháp tính theo tọa độ ở 2 chu kỳ. Kết quả kiểm tra cho thấy chênh lệch giữa hai phương pháp: về tọa độ nhỏ hơn 0,11 mm; về hướng nhỏ hơn 0,38”x10-5; về tỷ lệ chiều dài là 0,004x10-9. Điều này chứng tỏ phương pháp xác định ảnh hưởng của dịch chuyển vỏ Trái đất đến các tham số chuyển đổi tọa độ của bài báo và kết quả tính toán hoàn toàn chính xác.

Từ khoá: Dịch chuyển vỏ Trái đất; Tham số chuyển đổi tọa độ; Geodetic CORS.

65

7

Dự báo dòng chảy dựa vào mô hình toàn cầu và khu vực tổ hợp phân giải cao dự báo lũ trên lưu vực sông Thao giai đoạn 2022-2023

Trần Anh Đức1, Phùng Tiến Dũng1, Đặng Đình Quân1, Hoàng Gia Nam1, Nguyễn Thị Như Quỳnh1, Phạm Trường Giang1, Phạm Mỹ Linh1, Mai Khánh Hưng1, Dư Đức Tiến1*

1 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn; ducbarca88@gmail.com; ptdung77@gmail.com; quandangdinh.92@gmail.com; namhoangkt95@gmail.com; quynh.ntn.1984@gmail.com; phtrgiang@gmail.com; linhpm250595@gmail.com; maikhanhhung18988@gmail.com; duductien@gmail.com

*Tác giả liên hệ: ducbarca88@gmail.com; Tel.: +84–916106558

Tóm tắt: Nghiên cứu áp dụng hệ thống đồng hóa tổ hợp dựa trên bộ lọc chuyển dạng địa phương Kalman (LETKF - Local Ensemble Transformation Kalman Filter) phát triển cho mô hình khu vực WRF-ARW và kết hợp với dự báo phân giải cao (1km × 1km, kí hiệu LETKF_WRF-1km) để tăng cường chất lượng dự báo mưa cho các lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam. Nghiên cứu trình bày các kết quả dự báo dòng chảy bằng mô hình thủy văn cho lưu vực sông Thao với đầu vào từ số liệu dự báo của mô hình toàn cầu của Châu Âu (IFS), Mỹ (GFS), Nhật Bản (GSM) và phân giải cao (LETKF_WRF-1km) cho các đợt lũ điển hình trong năm 2022 và 2023.

Từ khoá: Dự báo dòng chảy; Lưu vực sông thao; Dự báo mưa mô hình số trị.

75

8

Ước tính hàm lượng diệp lục trong lá lúa bằng chỉ số thực vật chiết xuất từ dữ liệu ảnh UAV đa phổ

Phạm Thị Làn1*, Lê Văn Cảnh1

1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất; phamthilan@humg.edu.vn; levancanh@humg.edu.vn

*Tác giả liên hệ: phamthilan@humg.edu.vn; Tel.: +84–983321882

Tóm tắt: Việc ước tính hàm lượng diệp lục của lá là việc rất thiết yếu để giám sát tăng trưởng cây lúa, giúp quản lý phân bón nhằm nâng cao năng suất cây lúa. Trong bài báo này, hàm lượng diệp lục được ước tính bằng các chỉ số thực vật (VIs) tính từ ảnh UAV đa phổ. Chỉ số NDVI (Normalized Difference Vegetation Index), OSAVI (Optimized Soil Adjusted Vegetation Index) và NSRI (NIR Shoulder Region Index) là các chỉ số tối ưu được lựa chọn bằng phương pháp đánh giá tương quan với hàm lượng diệp lục (giá trị SPAD) mà đã được đo đạc trên lá lúa ngoài thực tế. Hàm lượng diệp lục trên lá lúa được ước tính bằng VIs thông qua các mô hình học máy, bao gồm mô hình Hồi quy tuyến tính - Linear Regression (LR), cây quyết định ngẫu nhiên - Random Forest (RF), hồi quy điểm láng giềng gần nhất - KNN Regression (KNN) và hồi quy hỗ trợ vector - Support Vector Regression (SVR). Phương án kết hợp chỉ số NSRI và OSAVI cho kết quả tốt nhất và mô hình LR đạt độ chính xác cao hơn so với các mô hình KNN, SVR và RF. Kết quả nhận được cho thấy rằng kết hợp VIs từ ảnh UAV đa phổ bằng mô hình LR đã cải thiện độ chính xác của kết quả ước tính hàm lượng diệp lục trên lá lúa. Kết quả bài báo cũng là cơ sở tin cậy để ứng dụng phương pháp này cho cánh đồng có diện tích lớn trong định hướng sử dụng phân bón nhằm tối ưu năng suất cây lúa.

Từ khoá: Hàm lượng diệp lục (giá trị SPAD); Chỉ số thực vật; UAV , Cây lúa.

88

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất