MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 4 NĂM 2023

Đăng ngày: 18-04-2023 File đính kèm
Tạp chí số 748 tháng 4 năm 2023

TT

Tên bài và tác giả

Số Trang

1

Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây triều cường cao kèm theo sóng lớn tại ven biển Tây Cà Mau

Lê Đình Quyết1, Lê Xuân Hiền1, Trịnh Xuân Hưng1, Phạm Văn Tiến2, Phạm Khánh Ngọc3, Bùi Mạnh Hà3, Nguyễn Bá Thủy3*

1 Trung Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ; quyet.le74@gmail.com; lexuanhienkttv@gmail.com; trinhxuanhung77@gmail.com

2 Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu; phamvantienbn@gmail.com

3 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; ngocpkchibo@gmail.com; manhhamhc@gmail.com; thuybanguyen@gmail.com

*Tác giả liên hệ: thuybanguyen@gmail.com; Tel.: +84–975853471

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, hiện tượng và nguyên nhân triều cường cao kèm theo sóng lớn gây sạt lở để biển Tây Cà Mau trong ngày 2–3 tháng 8 năm 2019 được phân tích dựa theo số liệu quan trắc tại trạm khí tượng hải văn Phú Quốc và Thổ Chu, trạm thuỷ văn Sông Đốc và số liệu tái phân tích gió, sóng từ ECMWF và mực nước từ HYCOM. Trong đó, Thổ Chu và Phú Quốc là 2 trạm khí tượng hải văn thuộc đảo trên khu vực biển Tây Nam Bộ, trạm thuỷ văn Sông Đốc cách cửa biển khoảng 1,5 km, có thể ghi nhận được nước dâng từ cửa biển truyền vào. Kết quả cho thấy, số liệu quan trắc mực nước tại trạm thuỷ văn Sông Đốc đã ghi nhận nước dâng cao bất thường vào buổi chiều tối ngày 02–03 tháng 8 năm 2019, nguyên nhân do nước dâng từ cửa biển truyền vào. Tại ven biển Tây Cà Mau xuất hiện đồng thời thuỷ triều cao kèm theo nước dâng do gió và sóng lớn, trong đó sóng lừng có đóng góp rất đáng kể trong mực nước dâng tổng hợp. Nguyên nhân gây nước dâng kèm theo sóng lớn tại khu vực là do gió mùa Tây Nam mạnh, duy trì dài ngày trên khu vực, đáng chú ý nhất là vùng gió mạnh trên khu vực Tây Bắc và Nam Mũi Cà Mau đã gây những đợt sóng lừng cao. Kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa trong giám sát, dự báo và cảnh báo hiện tượng triều cường cao bất thường, sóng lớn tại khu vực.

Từ khóa: Triều cường; Nước dâng bất thường; Sóng lớn; Sóng lừng; Tây Cà Mau.

1

2

Nghiên cứu các phương pháp dập bụi than và định hướng xử lý cho nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí

Lê Thị Ngọc Hân1, Cấn Thu Văn1*, Nguyễn Đinh Tuấn1

1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM; ltnhan@hcmunre.edu.vn; ctvan@hcmunre.edu.vn; dinhtuan1@gmail.com

*Tác giả liên hệ: ctvan@hcmunre.edu.vn; Tel.: +84–983738347

Tóm tắt: Hoạt động sản xuất điện từ than đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu bức bách về điện năng ở nước ta song cũng là loại hình công nghiệp có nhiều tiềm năng gây ô nhiễm. Cùng với lượng phát thải lớn, các nhà máy nhiệt điện than còn tác động nhiều mặt đến môi trường và sức khỏe con người, trong đó nguy cơ ô nhiễm không khí đang hiện hữu. Hiện nay ở nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đã và đang giải quyết các vấn đề ô nhiễm không khí đạt quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Kho chứa than trong nhà máy phần lớn được đặt lộ thiên với việc ô nhiễm bụi phát sinh tại khu vực làm ảnh hưởng đến các khu dân cư lân cận. Mặc dù tại đây đã lắp đặt hệ thống phun sương kiểm soát bụi nhưng hệ thống lại vận hành thủ công, việc này lại có nhược điểm lớn là không đảm bảo loại bỏ bụi. Vì thế, để hạn chế nhược điểm trên đồng thời tiết kiệm nước sử dụng và hạn chế bụi phát tán ra ngoài một cách tối ưu thì ngoài việc nâng cao hiệu suất làm việc của béc phun sương, phương án nâng cao hiệu quả điều khiển là rất cần thiết như việc nghiên cứu chuyển từ dập bụi phun sương thủ công sang tự động hóa là vấn đề cấp thiết. Từ hiện trạng kiểm soát bụi tại kho than hở của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở ra một hướng nghiên cứu mới về thiết lập điều kiện phun sương kiểm soát bụi khuếch tán làm cơ sở chuyển từ phun sương dập bụi thủ công sang tự động hóa với bước đầu thiết lập mối liên hệ giữa các cặp thông số khí tượng và nồng độ bụi là hướng nghiên cứu đáng được quan tâm và triển khai trong tương lai.

Từ khóa:  Ô nhiễm bụi than; Kiểm soát ô nhiễm không khí; Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4.

14

3

Nghiên cứu đề xuất Khung đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư đến di sản thiên nhiên tại Việt Nam

Phạm Anh Cường1, Trương Quang Hải2*, Ngô Xuân Quý3, Phạm Hạnh Nguyên3

1 Viện Phát triển Tài nguyên và Môi trường, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam; pacuong@yahoo.com

2 Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội; haitq.ivides@gmail.com

3 Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường; nguyenph.nbca@gmail.com

*Tác giả liên hệ: haitq.ivides@gmail.com; Tel.: +84–913283922

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi tham khảo các tài liệu của các quốc gia, các tổ chức quốc tế có uy tín và của Việt Nam về đánh giá tác động môi trường đến di sản thiên nhiên, cảnh quan và đa dạng sinh học để tổng hợp, phân tích, sàng lọc và lựa chọn ra các thông tin, dữ liệu, phương pháp cần thiết cho việc đề xuất Khung đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư đến di sản thiên nhiên tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động môi trường chi tiết của dự án đầu tư đến di sản thiên nhiên.

Từ khóa: Di sản thiên nhiên; Đa dạng sinh học; Cảnh quan; Đánh giá tác động môi trường

23

4

Đánh giá và mô hình hóa hiện trạng phú dưỡng nước hồ Quan Sơn theo không gian và thời gian

Nguyễn Thiên Phương Thảo1, Phạm Đức Thắng1, Trần Thị Hiền 1, Nguyễn Thị Thu Hà1*, Phạm Quang Vinh2

1 Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; Anchornguyenthienphuongthao_t57@hus.edu.vn; phamducthang_t64@hus.edu.vn; tranthihien_t62@hus.edu.vn; hantt_kdc@vnu.edu.vn

2 Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; pqvinh@ig.vast.vn

*Tác giả liên hệ: hantt_kdc@vnu.edu.vn; Tel.: +84–2435587062

Tóm tắt: Hồ chứa Quan Sơn là nguồn cấp nước chủ yếu cho canh tác nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Do đó, thường xuyên đánh giá và giám sát chất lượng nước hồ là vô cùng cần thiết. Nghiên cứu này nhằm xác định hiện trạng phú dưỡng của hồ chứa Quan Sơn và sự thay đổi theo không gian và thời gian của chỉ số dinh dưỡng hồ (trophic state index: TSI) dựa vào số liệu đo thực tế hàm lượng cholorophyll–a (Chla), photpho tổng số (TP) và độ trong của nước (SD) thu được từ 78 điểm trong 4 đợt khảo sát từ tháng 11/2021 đến tháng 11/2022. Kết quả cho thấy hồ chứa Quan Sơn đang ở mức phú dưỡng cao với giá trị TSI > 60 ở tất cả các thời điểm đo. Mức độ phú dưỡng nước hồ Quan Sơn có sự thay đổi theo không gian và thời gian, phụ thuộc vào quá trình tích nước của hồ cũng như các hoạt động nhân sinh ven hồ. Kết quả nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn hiện trạng và xu thế phú dưỡng nước hồ, từ đó có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cân bằng hiệu quả hệ sinh thái hồ hiệu quả.

Từ khóa: Phú dưỡng; Hồ chứa thủy lợi; Hồ Quan Sơn; TSI; Mô hình hóa.

32

5

Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phân hủy chất hữu cơ trong nước sông Cái – tỉnh Đồng Nai

Nguyễn Văn Sơn1*, Phùng Chí Sỹ1, Nguyễn Thế Tiến1

1 Viện Nhiệt đới môi trường; sonvittep@gmail.com; entecvn@yahoo.com; thetien1960@gmail.com

*Tác giả liên hệ: sonvittep@gmail.com; Tel.: +84–909988410

Tóm tắt: Các nghiên cứu về khả năng tự làm sạch của dòng sông tại Việt Nam đã được công bố với công cụ sử dụng là mô hình toán, các hệ số thực nghiệm được sử dụng theo gợi ý của mô hình vì vậy làm cho kết quả có độ chính xác không cao. Hệ số tốc độ phân hủy chất hữu cơ là thông số quan trọng liên quan đến khả năng tự làm sạch chất hữu cơ trong nước sông, trong đó nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể đến hệ số này. Trong nghiên cứu này mẫu nước là mẫu tổ hợp của 90 mẫu đơn lấy theo 2 thời điểm triều cường và triều kiệt tại 5 vị trí theo chiều dài dòng sông Cái. Các mẫu nước được phân tích BOD trong 20 ngày ở các nhiệt độ 20oC, 25oC, 30oC, 35oC, 40oC. Tốc độ phân hủy chất hữu cơ được xác định theo phương pháp Slope. Kết quả cho thấy tốc độ phân hủy chất hữu cơ của nước sông tăng khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 30oC, đồng nghĩa với khả năng tự làm sạch chất hữu cơ trong nước sông Cái tăng. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng từ 30oC lên 40oC, hệ số tốc độ phân hủy chất hữu cơ giảm. Bên cạnh đó, phương trình tương quan giữa hệ số tốc độ phân hủy chất hữu cơ và nhiệt độ đã được xác định với R2 = 0,93.

Từ khóa: Hệ số tốc độ phân hủy chất hữu cơ; Nhiệt độ; Sông Cái.

42

6

Ảnh hưởng của một số yếu tố lên sinh trưởng của Bacillus thuringiensis trong môi trường sử dụng bùn hoạt tính của nhà máy bia

Tạ Thu Hằng1, Đặng Thị Mai Anh2*, Nguyễn Minh Thư2, Tăng Thị Chính2, Phùng Thị Thu Trang1, Ngô Kim Anh1, Đỗ Thị Thanh Bình1, Vũ Văn Đàm1

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này đề cập đến ảnh hưởng của một số yếu tố (pH, nồng độ chất rắn, độ thoáng khí và lên men) lên sinh trưởng của B. thuringiensis (Bt) trong môi trường nuôi cấy sử dụng bùn hoạt tính của nhà máy bia. Vi khuẩn B. thuringiensis có khả sinh trưởng trong môi trường có độ pH từ pH 6–8 và hình thành delta–endotoxin cao nhất (617,67 mg/l) ở pH 7. Nồng độ chất rắn cho delta–endotoxin cao nhất là 20–25 g/l. Ở tỷ lệ môi trường nuôi cấy trong bình nón 2:10 (v/v) chủng B.thuringiensis sinh trưởng tốt nhất, mật độ tế bào đạt cực đại 2,9×108 CFU/ml và nồng độ delta–endotoxin đạt 619,06 mg/l. Quá trình cấp khí liên tục là cần thiết đối với B. thuringensis trong quá trình nuôi, ngưng cấp khí dù ở giai đoạn nào cũng ảnh hưởng đến delta–endotoxin của Bt. Khi nuôi cấy trong hệ lên men với điều kiện pH = 7, oxy hòa tan 4 mg/l, Bt cho độc tính cao hơn khi nuôi bình tam giác, delta–endotoxin đạt 725,05 mg/l sau 48h. Kết quả nghiên cứu cho thấy, B.thuringiensis có khả năng sinh trưởng tốt trên bùn hoạt tính từ nước thải bia và có triển vọng ứng dụng trong thực tế.

Từ khóa: B. thuringiensis; Bùn; pH; Nồng độ chất rắn và tỷ lệ môi trường

53

7

Đặc điểm phân bố mưa khi bão đổ bộ vào Việt Nam sử dụng số liệu vệ tinh GSMaP

Trần Minh Hiếu1, Vũ Thanh Hằng2*, Phạm Thị Thanh Ngà3, Phạm Thanh Hà2

1 Quân chủng Phòng không Không quân; tranminhhieu_t59@hus.edu.vn

2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; hangvt@vnu.edu.vn; phamthanhha5693@gmail.com

3 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; pttnga.monre@gmail.com

*Tác giả liên hệ: hangvt@vnu.edu.vn; Tel.: +84–903252170

Tóm tắt: Số liệu mưa vệ tinh GSMaP được thu thập và phân tích cho 71 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến 2020 nhằm xem xét các đặc điểm phân bố mưa bão theo các vùng đổ bộ cũng như theo cường độ bão. Kết quả phân tích cho thấy cường độ mưa bão trung bình ở vùng 3 thường lớn hơn đặc biệt ở thời điểm 12h trước khi bão đổ bộ và giá trị cực đại mưa nằm ở khoảng cách ~100km tính từ tâm bão. Cường độ mưa trung bình nhìn chung tỷ lệ thuận với cường độ bão và giá trị cực đại mưa tiến gần về phía tâm bão hơn khi bão đi vào đất liền. Phân bố của vùng mưa cực đại trong hầu hết các trường hợp chủ yếu tập trung ở phần phía trước và bên trái so với hướng di chuyển của bão, ngoại trừ những cơn bão đổ bộ ở vùng 4 và 5 có vùng mưa cực đại lệch sang phía bên phải theo hướng chuyển động.

Từ khóa: Phân bố mưa bão; Bão đổ bộ Việt Nam; Số liệu mưa vệ tinh GSMaP.

64

8

Nghiên cứu hiệu chỉnh sản phẩm dự báo mưa hạn nội mùa cho khu vực Bắc Trung Bộ bằng phương pháp phân vị với xấp xỉ Gamma (QM–G)

Hoàng Thị Thu Hương1*, Nguyễn Văn Lượng1, Phan Văn Vinh 1, Phạm Thanh Hà2

1 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ; hoanghuong.btb@gmail.com; Luongnvkttv@gmail.com; Vinhpv@gmail.com@gmail.com

2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội; phamthanhha5693@gmail.com

*Tác giả liên hệ: hoanghuong.btb@gmail.com; Tel: +84–945698793

Tóm tắt: Khoảng thời gian từ 10 ngày đến 2 tháng (hạn nội mùa) có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nguồn nước, điều tiết hồ chứa, cả thuỷ lợi và thuỷ điện, cũng như lập nông lịch ở khu vực Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được thực tế rằng, ở Việt Nam nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng bài toán dự báo mưa hạn nội mùa chỉ mới được đặt những viên gạch đầu tiên, kĩ năng dự báo vẫn còn thấp. Để có thể ứng dụng vào thực tiễn đòi hỏi phải có nhiều hơn các thử nghiệm, các công trình nghiên cứu hoặc tìm ra các công cụ dự báo mạnh mẽ hơn. Nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu hiệu chỉnh dự báo mưa hạn nội mùa của mô ECMWF dựa trên phương pháp phân vị với xấp xỉ gamma (QM–G) cho độ phân giải thời gian 5 ngày với từng hạn dự báo (3–6 tuần). Nghiên cứu sử dụng hai bộ số liệu chính: bộ số liệu dự báo mưa hạn nội mùa của mô hình ECMWF cho 20 năm trong giai đoạn 2000–2019 và bộ số liệu mưa vệ tinh TRMM. Kết quả cho thấy: Sau khi hiệu chỉnh, các giá trị sai số như ME, MAE, RMSE giảm đi rõ rệt, đặc biệt là từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Riêng tháng 7–9, tuy sai số đã giảm so với trước hiệu chỉnh nhưng vẫn còn nhiều vùng (chủ yếu là phía Nam khu vực) vẫn còn tồn tại sai số lớn. Tuy nhiên, giá trị tương quan CORR sau hiệu chỉnh không cải thiện, thậm chí có tháng còn giảm so với trước khi hiệu chỉnh.

Từ khóa: Hạn nội mùa; Hiệu chỉnh sai số; ECMWF; QM–G; Bắc Trung Bộ.

77

 

Tin tiêu điểm
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn đẩy mạnh hợp tác với Cơ quan Khí...

    Sáng ngày 30/1, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp xã giao với Cơ quan Khí tượng Úc thảo luận tiềm năng hợp tác liên quan đến dịch vụ khí tượng thủy văn giữa hai cơ quan.
Tin mới nhất
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn đẩy mạnh hợp tác với Cơ quan Khí...

    Sáng ngày 30/1, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp xã giao với Cơ quan Khí tượng Úc thảo luận tiềm năng hợp tác liên quan đến dịch vụ khí tượng thủy văn giữa hai cơ quan.