Các dự án JCM của Việt Nam được hỗ trợ tài chính của chính phủ Nhật Bản * 2 Dự án trình diễn JCM mô hình được hỗ trợ bởi Bộ Môi trường Nhật Bản (hỗ trợ 50% chi phí ban đầu) - Dự án Anaerobic Tiêu hóa của chất thải hữu cơ cho khí sinh học sử dụng tại thị trường. Chất thải hữu cơ thải ra từ một thị trường được sử dụng để tạo ra khí sinh học trong một hệ thống lên men mê-tan. Các khí sinh học sau đó được cung cấp cho một nhà máy chế biến thủy sản. - Dự án Eco Lái xe bằng cách sử dụng hệ thống đo tốc độ kỹ thuật số. Xe được trang bị ổ đĩa hệ thống sinh thái cải thiện bằng cách sử dụng tachographs kỹ thuật số, thực hiện giảm phát thải CO2 và an toàn lái xe. * 2 Dự án trình diễn JCM được hỗ trợ bởi Bộ Kinh tế Thương mại và Công Thương Nhật Bản (hỗ trợ 100% chi phí ban đầu): - Dự án Tiết kiệm - Energy của điều hòa không khí biến tần hoạt động tối ưu ở bệnh viện. - Dự án Tiết kiệm năng lượng BEMS bởi hoạt động tối ưu ở khách sạn. |
Dự án của doanh nghiệp tham gia tín chỉ chung JCM: Nhật Bản hỗ trợ 50% chi phí đầu tư
Đăng ngày: 25-09-2014 | Lượt xem: 919
Đó là khẳng định của ông Kenji Asakawa, Trưởng phòng Khí hậu và Môi trường, Viện Chiến lược và Môi trường toàn cầu Nhật Bản trả lời phỏng vấn báo TN&MT bên lề Hội thảo: Cơ chế tín chỉ...
PV: Xin ông cho biết tác dụng của cơ chế tín chỉ chung JCM đối với môi trường nói chung và phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu nói riêng?
Ông Kenji Asakawa: Như chúng ta đã biết, các dự án JCM nhằm mục đích giảm thiểu phát thải CO2. Nhưng mục đích quan trọng hơn chính là việc đóng góp vào sự phát triển bền vững của quốc gia thực hiện tín chỉ chung JCM. Cũng như các dự án khác, các dự án về JCM yêu cầu các doanh nghiệp đối tác tham gia đánh giá tác động môi trường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, các dự án về JCM còn nhằm giới thiệu một công nghệ tiên tiến của Nhật Bản: Công nghệ phát thải các-bon thấp. Các công nghệ này đã được nhiều nước trên thế giới chứng minh là công nghệ giảm thiểu phát thải CO2.
Ông Kenji Asakawa
PV: Các doanh nghiệp ở Nhật Bản cũng như các nước khác đã tham gia thực hiện JCM như thế nào? Và họ được hưởng lợi gì khi tham gia chương trình thưa ông?
Ông Kenji Asakawa: JCM là một khái niệm rất mới bắt đầu được thực hiện năm 2013. Trước khi JCM được đưa ra, rất nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đã quan tâm đăng ký và triển khai để mong nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản. Sau khi triển khai và phát triển ở Nhật Bản, chúng tôi đã ký kết với Mông Cổ, Việt Nam và 10 quốc gia khác. Các doanh nghiệp khi tham gia cơ chế tín chỉ chung JCM được hưởng lợi từ việc Chính phủ Nhật Bản có thể hỗ trợ 50% thậm chí là 100% chi phí đầu tư ban đầu của dự án thông qua Bộ Môi trường hoặc Bộ Kinh tế Thương mại & Công thương. Chi phí này bao gồm cả phần xây dựng cơ bản, thiết bị, công lắp đặt…
PV: Được biết từ tháng 7/2013 đến nay hai bên đã lựa chọn được 4 dự án tham gia cơ chế tín chỉ chung JCM. Xin ông cho biết lộ trình cụ thể để 4 dự án này tham gia JCM như thế nào?
Ông Kenji Asakawa: Sau khi Chính phủ Việt Nam giới thiệu, Chính phủ Nhật Bản đã lựa chọn 4 dự án điển hình đề làm thí điểm tại Việt Nam và tài trợ cho 4 dự án này. Hiện các công ty của Nhật Bản cũng trực tiếp tham gia hỗ trợ vào các dự án này để hoàn thiện thủ tục và có thể triển khai một cách sơm nhất.
PV: Ông có lời khuyên nào đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia cơ chế tín chỉ chung JCM? Và không chỉ là câu chuyện lợi ích về kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia JCM chắc chắn phải có cam kết đóng góp vào việc phòng chống tác hại của biến đổi khí hậu toàn cầu, thưa ông?
Ông Kenji Asakawa: Thông qua cơ chế tín chỉ chung JCM, Chính phủ Nhật Bản sẽ đem lại rất nhiều lợi ích đến với các doanh nghiệp Việt Nam. JCM không những chỉ giúp cải thiện công nghệ hiện nay bằng cách sử dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. Đây còn là cơ hội nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, điều mà Chính phủ Nhật Bản cũng như Chính phủ Việt Nam quan tâm khi triển khai cơ chế tín chỉ chung JCM đó là ý thức bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của các doanh nghiệp. Khi tham gia JCM, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ tự ý thức được đây không chỉ là câu chuyện về lợi ích kinh tế mà quan trọng hơn đó là ý thức bảo vệ môi trường sống trên thế giới.
PV: Thưa ông, các dự án thuộc lĩnh vực nào có thể tham gia cơ chế tín chỉ chung JCM và khi muốn đăng ký tham gia thì họ có thể đăng ký ở đâu?
Ông Kenji Asakawa: Các dự án liên quan đến năng lượng như: Xử lý rác thải, sản xuất thép, sản xuất xi măng, sản xuất gạch bê tông khí, các ngành công nghiệp nặng… nói tóm lại là các dự án trước đây phát thải nhiều các-bon ra không khí. Để tham gia các dự án thuộc JCM trước hết các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm được một đối tác Nhật Bản. Phía đối tác, công ty Nhật Bản đó sẽ đứng ra đăng ký với Chính phủ Nhật Bản để tìm ra nguồn hỗ trợ cho dự án. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ trực tiếp qua cơ quan thường trực giúp việc cho Chính phủ Việt Nam thực hiện dự án là Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT Việt Nam.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Việt Hùng (thực hiện) (TN&MT)