Tăng cường khả năng phục hồi đất ngập nước trước biến đổi khí hậu

Đăng ngày: 23-04-2019 | Lượt xem: 1136
Hơn 30 giảng viên đại học và quan chức chính phủ từ các quốc gia mục tiêu của Dự án xây dựng khả năng phục hồi vùng đất ngập nước ở vùng hạ lưu sông Mê Kông (WET Mekong) đã tham gia chương trình đào tạo toàn diện nhằm tăng cường hiểu biết về hệ sinh thái vùng đất ngập nước liên quan đến biến đổi khí hậu.

Chương trình do MWUN - mạng lưới các trường đại học chính thức ở khu vực sông Mê Kông (Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) và Vườn quốc gia U Minh Thượng phối hợp tổ chức. Người tham gia chương trình được cung cấp công cụ và kiến ​​thức để thực hiện các khóa đào tạo cho các bên liên quan.

Được biết, các khóa đào tạo quốc gia này sẽ diễn ra trong sáu tháng tới và hướng tới việc tăng cường khả năng phục hồi của các hệ sinh thái đất ngập nước trên khắp khu vực hạ lưu sông Mê Kông. Trong đó, tập trung vào 10 địa điểm được chọn. Phần lớn các địa điểm được chọn là những địa điểm Ramsar có đa dạng sinh học phong phú và mang lại sinh kế cho hàng ngàn người.

phục hồi đất ngập nước
Các học viên tham gia chương trình đào tạo toàn diện nhằm tăng cường hiểu biết về hệ sinh thái vùng đất ngập nước. Ảnh: IUCN 

Tiến sĩ Khamla Inkhavilay, Giảng viên khoa Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Lào cho biết: Chúng tôi sẽ sử dụng kiến ​​thức thu được trong hội thảo này để đào tạo người dân địa phương, đặc biệt là quản lý công viên và giảng viên đại học. Việc đào tạo đã giúp tăng cường kiến ​​thức cho đội ngũ của chúng tôi về các hệ sinh thái đất ngập nước độc đáo và mối quan hệ của chúng với sông Mê Kông.

Chương trình đào tạo giảng viên được chia thành ba 3 nội dung chính là những bài giảng về hệ sinh thái đất ngập nước, đánh giá lỗ hổng và xây dựng kế hoạch quản lý; lĩnh vực công tác trong vườn quốc gia và cộng đồng xung quanh để áp dụng các khái niệm đã học; phân tích dữ liệu và lập kế hoạch quản lý dựa trên các quan sát thực địa.

Theo ông Komgrit Wongpakam, Phó Giám đốc Kế hoạch và Phát triển, Viện Nghiên cứu Thực vật Walai Rukhavej, Đại học Mahasarakham (Thái Lan) cho biết, ở phía đông bắc Thái Lan không có đầm than bùn. Do đó, thật thú vị khi tìm hiểu về hệ sinh thái này, cách nó bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu cũng như các biện pháp có thể được thực hiện để tăng khả năng phục hồi. Những bài học này có thể được áp dụng cho các hệ thống đất ngập nước khác trên khắp khu vực sông Mê Kông.

phục hồi đất ngập nước 1
Chương trình phân tích dữ liệu và lập kế hoạch quản lý dựa trên các quan sát thực địa. Ảnh: IUCN

Là một phần của WET Mekong, nhóm các nhà khoa học và nhà quản lý ở mỗi quốc gia trước đó đã hoàn thành các đánh giá tính dễ bị tổn thương của hệ sinh thái và cộng đồng với trọng tâm là các tác động của biến đổi khí hậu. Kết quả của những đánh giá này sẽ được sử dụng để phát triển các kế hoạch thích ứng nhằm tăng khả năng phục hồi của các địa điểm đối với các tác động của biến đổi khí hậu.

Ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông, hàng triệu người sống dựa vào vùng đất ngập nước để sinh tồn. Phát triển cơ sở hạ tầng, nạn phá rừng gia tăng và mở rộng nông nghiệp thâm canh đã dẫn đến việc giảm chất lượng nước và thu hẹp môi trường đất ngập nước. Trong khi đó, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng địa phương trong khu vực; nhiều nơi đang bị xâm nhập mặn, giảm lượng cá đánh bắt và thiệt hại mùa màng do bão. Việc phát triển và thực hiện các kế hoạch quản lý mạnh mẽ có thể giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học và cộng đồng địa phương sống dựa vào vùng đất ngập nước lành mạnh.

MWUN là một mạng lưới các trường đại học chính thức ở khu vực sông Mê Kông (Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam). MWUN được thành lập để cung cấp các khóa đào tạo về sinh thái, bảo tồn và quản lý vùng đất ngập nước cho nhân viên khu vực được bảo vệ, các quan chức chính phủ và các bên quan tâm khác. Mục tiêu dài hạn của mạng lưới là tăng cường năng lực của các trường đại học thành viên bằng cách thiết lập các chương trình học thuật về sinh thái và bảo tồn đất ngập nước.

Theo Báo TN&MT

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: