Nhân rộng các mô hình, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Đăng ngày: 23-11-2018 | Lượt xem: 1342
(TN&MT) - Nhiều mô hình, giải pháp thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) được áp dụng thực tế, chuyển giao cho các địa phương thời gian qua và có khả năng nghiên cứu nhân rộng.
loc nuoc Dam Doi

Hệ thống lọc nước mặn bằng năng lượng mặt trời tại Đầm Dơi (Cà Mau)

Tăng cường, hỗ trợ liên kết vùng

Trước tác động của BĐKH, giải pháp thích ứng và giảm thiểu đóng vai trò quan trọng đối với cộng đồng địa phương, đặc biệt là các vùng đất thấp như ĐBSCL. Một số giải pháp đã được xây dựng và áp dụng, bao gồm: mô phỏng tính toán tài nguyên nước mặt, nước dưới đất, quá trình cân bằng nước trong lưu vực, ngập lụt,... tại ĐBSCL đã thực hiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để thích ứng với BĐKH cho tỉnh An Giang và tỉnh Bạc Liêu.

Về liên kết vùng trong giảm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, các giải pháp cơ chế chính sách có khả năng áp dụng tại ĐBSCL bao gồm: luật hóa liên kết vùng, hình thành mô hình tổ chức và cơ chế chính sách liên kết vùng, lồng ghép kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, huy động tài chính và tăng cường liên kết vùng trong quan trắc thiên tai và ứng phó với BĐKH. Đặc biệt giải pháp tăng cường, hỗ trợ liên kết vùng trong ứng phó BĐKH sẽ có vai trò quan trọng tại ĐBSCL trong thời gian tới khi nguồn nước ngày càng khan hiếm và nguy cơ xâm nhập mặn tăng cao. Trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn và nước thải, các cơ chế và chính sách về quản lý và sử dụng chất thải nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH cũng có khả năng áp dụng vào khu vực ĐBSCL. Các kết quả này có vai trò quan trọng với ĐBSCL nhằm tăng cường liên kết các tỉnh, thành phố trong khu vực nhằm tăng cường ứng phó với BĐKH trong giai đoạn hiện nay.

Mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu

Xây dựng mô hình ứng phó với BĐKH có vai trò quan trọng nhằm đáp ứng nguyên tắc “sống chung với lũ” trong thích ứng, giảm nhẹ BĐKH tại Việt Nam. Một số nghiên cứuđã thực hiện xây dựng các mô hình có khả năng ứng phó với BĐKH tại các khu vực đô thị và nông thôn ở nước ta.

Theo đó, xây dựng được bộ tiêu chí và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mô hình làng sinh thái thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng cho ĐBSCL; thiết kế được mô hình làng sinh thái thích ứng với BĐKH và NBD; đã thử nghiệm hệ thống xử lý nước mặn thành ngọt cho 10 hộ gia đình tại Đầm Dơi, Cà Mau nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH và nhiễm mặn. Đây là mô hình thực tiễn đã được triển khai, có nhân rộng cho toàn bộ vùng ĐBSCL, đặc biệt với các khu vực ven biển dễ bị nhiễm mặn. Các khu vực đô thị tại ĐBSCL phụ thuộc chặt chẽ với hoạt động sông nước hay còn được gọi là “đô thị thủy”.

Nghiên cứu xây dựng mô hình đô thị có khả năng thích ứng với BĐKH bao gồm tầm nhìn, mục tiêu, khung nội dung, tiêu chí và chỉ số mô hình, các giai đoạn triển khai, các giải pháp và điều kiện thực hiện có khả năng áp dụng vào khu vực ĐBSCL. Xây dựng nội dung các mô hình đô thị đã dựa trên đặc trưng “đô thị thủy” của thành phố Rạch Giá, nhằm phát huy văn hóa sông nước và kinh nghiệm trị thủy. Đây là cơ sở khoa học thực tiễn để định hướng quy hoạch, phát triển đô thị tại ĐBSCL trong tương lai.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: