Giám sát quản trị rừng trong bối cảnh biển đổi khí hậu

Đăng ngày: 18-01-2018 | Lượt xem: 1051
(TN&MT) - Ngày 18/1/2018 tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) phối hợp Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam,Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức diễn đàn về Quản trị rừng...

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại diễn đàn

Diễn đàn mong muốn tạo ra một cơ hội cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đến FGM cùng nhau thảo luận, chia sẻ, học hỏi và tìm cách hợp tác giữa các bên liên quan trong lĩnh vực FGM.

Trong những năm qua, các tổ chức xã hội trong đó có VUSTA, các tổ chức trực thuộc và mạng lưới VNGO-FLEGT,đã có những đóng góp quan trọng cho ngành Lâm nghiệp như: Đóng góp xây dựng chính sách pháp luật của ngành Lâm nghiệp, các nghị định, thông tư các ngành liên quan đến rừng và bảo vệ môi trường rừng. Tổ chức tham vấn góp ý vào Chương trình hành động quốc gia về REDD+, Sẵn sàng thực thi REDD+... Kêu gọi tài trợ và triển khai các dự án cải thiện sinh kế, xây dựng năng lực cho người dân sống phụ thuộc vào rừng. ..

Để tiếp tục xây dựng và thực hiện được một cách nghiêm túc, có bài bản ngay từ đầu trong việc giám sát và bảo vệ rừng, tại Diễn đàn, các chuyên gia trong nước và nước ngoài đã tập trung thảo luận một số nội dung như: Đánh giá công tác giám  sát xã hội trong lâm nghiệp. Nếu thực thi hoạt động này ai và tổ chức nào thực hiện là hợp lý nhất. Xây dựng khung cơ chế pháp lý cho hoạt động giám sát xã hội trong lâm nghiệp. Đồng thời, có thể đưa giám sát xã hội trong lâm nghiệp như là một chủ thể trong chương trình phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp và Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật…

Nghiên cứu của VNGO-FLEGT và FORLAND đã đưa ra một số vấn đề còn bất cập đối với quản trị rừng ở Việt Nam như: Với chính sách, trách nhiệm giải trình chưa tốt khi mà còn có nhiều quy định không rõ ràng, chồng chéo và dễ bị thay đổi. Tính minh bạch trong chính sách còn thấp khi chưa có các quy định về công khai thông tin và sự tham gia của các tổ chức xã hội và các bên khác. Chính sách cũng chưa công bằng khi ưu tiên giao rừng cho các tổ chức Nhà nước hơn là cho cộng đồng và hộ gia đình…

Bên cạnh đó, các quy hoạch dễ bị thay đổi bởi chính quyền địa phương nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng đất và sử dụng rừng. Thông tin về quy hoạch mặc dù đã được công khai, nhưng chưa đầy đủ chi tiết để giúp xã hội tham gia giám sát thực hiện quy hoạch. Ở cấp trung ương, quy hoạch được xây dựng dựa vào nguồn lực được phân bổ, trong khi đó quy hoạch ở địa phương thường nhằm mục đích thu hút ngân sách Nhà nước. Thiếu công bằng trong tiếp cận tài nguyên rừng, thiếu minh bạch, sự tham gia trong chính sách và quá trình lập quy hoạch và ra quyết định. Thực thi quyền của chủ rừng đối với rừng tự nhiên còn nhiều trở ngại Hiện trạng tuân thủ pháp luật của người trồng rừng, khai thác và chế biến gỗ quy mô nhỏ đang còn thấp…
 
Nguồn: Báo TN&MT
  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: