COP 25: Đoàn Việt Nam làm việc song phương với đối tác

Đăng ngày: 13-12-2019 | Lượt xem: 1436
Trong khuôn khổ hội nghị COP 25 tại Tây Ban Nha, đoàn kỹ thuật của Việt Nam đã có nhiều cuộc gặp gỡ với các đối tác nhằm chia sẻ thông tin, tìm kiếm cơ hội hợp tác.

* Trao đổi về Thỏa thuận Paris

Bên lề Hội nghị COP25, Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) có buổi làm việc với đoàn kỹ thuật của Việt Nam. Tham dự phiên họp với WRI có GS. Trần Thục - Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Uỷ ban quốc gia về biến đổi khí hậu và ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu.

Cuộc họp nhằm trao đổi thông tin về tiến trình rà soát, cập nhật Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam và tìm hiểu về quan điểm của Việt Nam đối với một số nội dung đàm phán quan trọng hiện nay như Điều 6 của Thoả thuận Paris, khung thời gian chung rà soát, cập nhật NDC...

Đoàn Việt Nam làm việc với Viện Tài nguyên Thế giới (WRI)

* Việt Nam – Quốc gia trọng tâm của Chương trình Sáng kiến khí hậu quốc tế

Tại COP 25, đại diện lãnh đạo Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và lãnh đạo Cục Biến đổi khí hậu đã làm việc với Chương trình Sáng kiến khí hậu quốc tế (IKI). IKI cho biết, đã nhận được đề xuất của Việt Nam đối với gói IKI mới. Cuộc họp nhằm làm rõ nội dung của đề xuất và các bước tiếp theo để trình phê duyệt đề xuất.

Đại diện Bộ TN&MT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với Chương trình Sáng kiến khí hậu quốc tế (IKI)

Từ năm 2016, Việt Nam là quốc gia trọng tâm của Chương trình Sáng kiến khí hậu quốc tế (IKI). dự án trang thông tin về Sáng kiến khí hậu toàn cầu (IKI Interface) bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2018, đã cung cấp thông tin về các hoạt động trong khuôn khổ IKI.

Trong giai đoạn 2008-2018, 77 dự án IKI (hợp tác song phương, khu vực và toàn cầu) đã được triển khai thực hiện tập trung vào ứng phó với biến đổi khí hậu; 27 dự án trong số đó đã và đang được thực hiện bởi GIZ. Bên cạnh GIZ, nhiều tổ chức khác tham gia thực hiện các dự án IKI như Ngân hàng Tái Thiết Đức, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, Tổ chức Phát triển Hà Lan, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế…).

Trong số các đối tác của IKI, Việt Nam có hợp tác nổi trội với các đối tác của Đức. Theo đó, Bộ Môi trường CHLB Đức và Bộ TN&MT Việt Nam thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong đó trọng tâm CTCN|ICATvề ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học. Thông qua các dự án hợp tác song phương, đa phương, IKI hỗ trợ xây dựng Dự kiến đóng góp quốc gia tự quyết định (INDC), rà soát, cập nhật NDC. Bên cạnh đó IKI cũng hỗ trợ xây dựng các chiến lược giảm phát thải ngành, góp phần giới thiệu khái niệm thích ứng dựa vào hệ sinh thái ở Việt Nam. Một số dự án hỗ trợ bảo vệ hệ sinh thái, quản lý rừng bền vững, hỗ trợ các hoạt động trong năng lượng tái tạo và giao thông.

Gần đây nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán CHLB Đức tại Hà Nội, GIZ xây dựng đề xuất ý tưởng dự án ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học. Đề xuất đã được gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân (BMU) của Đức xem xét.

* Việt Nam đề xuất dự án về công nghệ khoáng hóa cacbon

Cục Biến đổi khí hậu đã có buổi làm việc với đại diện Mạng lưới Trung tâm công nghệ khí hậu (CTCN) chịu trách nhiệm quản lý khu vực Đông Nam Á. Trong hợp tác với CTCN, Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên đề xuất thực hiện “Nghiên cứu tiền khả thi về công nghệ khoáng hoá Cac-bon sử dụng khí CO2 phát sinh từ nhà máy điện than để xử lý tro xỉ thải tại nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn”.

CTCN cho biết, họ đã nhận được đề xuất này và đang tìm kiếm đối tác để thực hiện. Bên cạnh đó CTCN cũng mong muốn tìm hiểu các ưu tiên của Việt Nam trong việc triển khai Đóng góp do quốc gia tự quyết định CTCN.

Đoàn Việt Nam làm việc với đại diện Mạng lưới Trung tâm công nghệ khí hậu (CTCN)

* Tháng 3/2020: Việt Nam và CAT tổ chức hội nghị tập huấn

Tại COP25, đại diện lãnh đạo Cục Biến đổi khí hậu đã có buổi làm việc song phương với TS. Henning Wuester Giám đốc Chương trình Hành động về tính minh bạch khí hậu (ICAT).

Hai bên đã thống nhất phương thức hợp tác với 3 hoạt động chính. Đó là:  Đánh giá nhu cầu về xây dựng hệ thống MRV / minh bạch trong lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp; Đánh giá tác động của các chính sách và hành động được lựa chọn để theo dõi tiến trình thực hiện NDC theo các phương pháp luận do ICAT đề xuất; Nâng cao năng lực quản lý dữ liệu liên kết các tác động của giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững nhằm theo dõi tiến trình thực hiện NDC.

Việt Nam và Chương trình Hành động về tính minh bạch khí hậu (ICAT) sẽ hợp tác trên 3 lĩnh vực chính

Dự kiến, ban bên sẽ đồng tổ chức một hội thảo tham vấn và khóa đào tạo vào tháng 3/2020.

Đại diện Lãnh đạo Cục Biến đổi khí hậu hoan nghênh hợp tác với ICAT và đề nghị ICAT bổ sung hỗ trợ kỹ thuật đối với quá trình rà soát và cập nhật NDC.

Theo Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: