Các cuộc đàm phán tăng cường về khí hậu của Liên hợp quốc đã được khởi động cho năm 2021 để giúp các nhà đàm phán bắt kịp xu hướng

Đăng ngày: 27-08-2020 | Lượt xem: 1461
Sau một năm bị thiệt hại vì đại dịch virut corona, Ủy ban Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu đang xem xét một cuộc họp bổ sung vào năm 2021 để giải quyết những điểm còn vướng mắc trong các cuộc đàm phán.

COP 26 ở Glasgow, Vương quốc Anh, đã bị hoãn lại trong năm nay đến tháng 11/2021 vì nguy cơ bùng phát Covid-19. Một cuộc họp trù bị ở Bonn, Đức cũng bị hoãn lại. Các thành viên của văn phòng biến đổi khí hậu của LHQ - một nhóm các nhà ngoại giao hàng đầu, trong đó có trưởng bộ phận khí hậu của LHQ Patricia Espinosa - đã gặp nhau hôm thứ Ba vừa rồi để quyết định các biện pháp tiến tới các cuộc đàm phán khí hậu quốc tế.

Một lựa chọn đang được xem xét là tổ chức cuộc họp khí hậu lần thứ ba vào năm 2021. Điều này sẽ cho phép các nhà đàm phán bắt kịp công việc bị bỏ lỡ trong năm nay và đến Glasgow để sẵn sàng đàm phán về những vấn đề chưa được giải quyết cuối cùng trong Thỏa thuận Paris. Cùng với các cuộc đàm phán kỹ thuật, các nhà lãnh đạo dự kiến ​​sẽ đến Cop26 với các kế hoạch khí hậu quốc gia đã được chuẩn bị kĩ lưỡng. Federica Fricano, giám đốc đàm phán quốc tế về khí hậu của Ý và là thành viên của Ủy ban cho hay mốc thời gian được đề xuất nhằm mục đích "tối đa hóa tiến độ" và mang lại hành động chung tay lớn hơn tại COP 26.

Các cuộc đàm phán tăng cường về khí hậu của Liên hợp quốc đã được khởi động cho năm 2021 để giúp các nhà đàm phán bắt kịp xu hướng

Tuy nhiên, chưa rõ bên nào sẽ chi trả cho sự kiện vào thời điểm mà Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc cảnh báo rằng nó phải đối mặt với “nguồn tài chính đang giảm dần”.

Ủy ban Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc chủ yếu được tài trợ bởi sự đóng góp của các thành viên cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Vai trò của nó là tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán về khí hậu, đồng thời cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực để giúp các quốc gia cắt giảm khí thải và đối phó với các tác động khí hậu. Nhưng khi các chính phủ trên khắp thế giới tập trung vào việc khởi động lại nền kinh tế của họ, một số các nước thành viên đã không đóng góp chi phí. Trả lời trước câu hỏi của các quốc gia về tài chính của mình, ban thư ký về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc cho biết các khoản đóng góp nhận được vào cuối tháng 3 vừa qua là "ở mức thấp kỷ lục so với những năm trước" với khoản lỗ 33 triệu Euro (tương đương 39,5 triệu bảng Anh).

“Một số bên đã thông báo cho ban thư ký của Ủy ban rằng sự chậm trễ trong các khoản đóng góp của họ chủ yếu là do Covid-19, điều này đã gây ra sự bất ổn về ngân sách cho nhiều bên cũng như sự chậm trễ trong thanh toán,” đại diện Ban thư ký cho hay. Trong số 43 quốc gia có những đóng góp cao nhất, ban thư ký cho biết họ đã liên hệ với 34 quốc gia không bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi Covid-19 và kêu gọi họ đóng góp. Tính đến tháng 7 năm nay, Ủy ban Biến đổi khí hậu của LHQ chỉ nhận được 48% chi phí chính cho năm 2020.

Trong báo cáo thường niên năm 2019 được công bố vào tuần trước, Ủy ban đã cảnh báo rằng “nguy cơ đại dịch đang làm ảnh hưởng đến sự quan tâm và chú ý của các nước trong lúc sự quan tâm cuộc khủng hoảng khí hậu vào thời điểm này cũng rất cần thiết”. Khi phạm vi công việc mở rộng, “sẽ cần nhiều nguồn lực hơn để giúp Ban thư ký hỗ trợ các Bên đạt được cam kết về biến đổi khí hậu”, báo cáo cho biết thêm.

Tuy nhiên, đại dịch cũng dự kiến ​​sẽ giúp tiết kiệm được một số khoản chí phí. Với các cuộc họp trực tiếp, hội thảo và các buổi đào tạo bị hoãn lại hoặc diễn ra trực tuyến, ban thư ký ước tính ngân sách đi lại của họ sẽ giảm tới một phần tư trong năm nay. Năm 2019, LHQ đã chi 12 triệu đô la hoặc 13% tổng chi tiêu cho du lịch.

Ovais Sarmad, Phó thư ký điều hành về Biến đổi khí hậu của LHQ, cho biết đại dịch đã thay đổi cách thức hoạt động của tổ chức, đồng thời nói thêm: “chưa bao giờ hợp tác toàn cầu và chủ nghĩa đa phương lại quan trọng như thế này”.

Sonam Wangdi, ở Bhutan, chủ tịch của một nhóm 47 quốc gia kém phát triển nhất (LDCs), cảnh báo tiếng nói của các quốc gia dễ bị tổn thương đang đối mặt với mối đe dọa kép của việc gia tăng tác động khí hậu và Covid-19 vẫn nên được tham gia vào các sự kiện kéo dài tới Cop26. Điều đó có nghĩa chúng ta là phải nỗ lực “để giải quyết các vấn đề kết nối internet, múi giờ khác nhau và bất kỳ vấn đề nào khác mà làm việc từ xa gây ra,” ông nói.

Ông cũng cho biết thêm, cho đến nay, chỉ có 11 quốc gia phát thải cho 2,9% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu đã trình bày các kế hoạch cập nhật lên Liên Hợp Quốc. “Hầu hết các quốc gia không hưởng ứng lời kêu gọi hành động đầy tham vọng cũng như chưa tuân theo kịp các tiêu chuẩn giảm phát thải”, tuy nhiên, “những nỗ lực đang bị hạn chế do thiếu nguồn lực”.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://www.climatechangenews.com/2020/08/26/extra-un-climate-talks-mooted-2021-help-negotiators-catch/

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: