BĐKH và nạn phá rừng “đẩy” cà phê đến bờ vực tuyệt chủng

Đăng ngày: 17-01-2019 | Lượt xem: 4965
(TN&MT) – Ngày 16/1, các nhà khoa học cảnh báo biến đổi khí hậu (BĐKH) và nạn phá rừng đang khiến hơn một phần hai các loại cà phê hoang dã trên thế giới có nguy cơ bị tuyệt chủng, trong đó có...

Hạt cà phê được khuấy trong một máy rang xay tại Starbucks Corp Reserve Ro Abbey ở New York, Mỹ vào ngày 11/12/2018. Ảnh: Bloomberg/Mark Abramson

Hạt cà phê được khuấy trong một máy rang xay tại Starbucks Corp Reserve Ro Abbey ở New York, Mỹ vào ngày 11/12/2018. Ảnh: Bloomberg/Mark Abramson

Nghiên cứu được các chuyên gia tại Vườn thực vật hoàng gia Kew tại Anh công bố trên tạp chí Science Advances and Global Change Biology vào ngày 16/1. Theo nghiên cứu, các biện pháp bảo tồn hiện nay đối với các loại cà phê hoang dã không đủ để bảo vệ tương lai lâu dài của các loại cà phê này.

Aaron Davis, người đứng đầu nghiên cứu cà phê tại Kew và dẫn đầu nghiên cứu cho biết trong số các loài cà phê bị đe dọa tuyệt chủng có một số loại có thể được sử dụng để nhân giống và phát triển cà phê trong tương lai - một số loại có khả năng kháng bệnh và có thể chống chịu với điều kiện thời tiết xấu.

Ông cho rằng hành động hướng tới mục tiêu là rất cần thiết ở các nước nhiệt đới, đặc biệt là ở châu Phi và các khu vực trồng rừng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH.

“Khi nhiệt độ tăng và lượng mưa giảm - khu vực thích hợp để trồng cà phê giảm dần”, ông Davis nói với Reuters.

Ông nhấn mạnh nghiên cứu trên cũng rất quan trọng đối với người uống cà phê. “Có nhiều quốc gia phụ thuộc vào cà phê trong ... phần lớn thu nhập xuất khẩu của họ. Ước tính có 100 triệu người sản xuất cà phê tại các trang trại trên khắp thế giới” - ông Davis cho biết thêm.

Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện của họ là một mối quan tâm đặc biệt đối với Ethiopia.

Ethiopia là “chiếc nôi” của cà phê Arabica hoang dã và nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất Châu Phi. Khoảng 15 triệu người Ethiopia có công việc liên quan đến sản xuất cà phê và xuất khẩu hàng năm theo ước tính lên tới 1 tỷ USD.

Sử dụng mô hình máy tính, các nhà nghiên cứu dự báo BĐKH sẽ ảnh hưởng đến cà phê Arabica hoang dã ở Ethiopia. Các nhà nghiên cứu cho thấy bức tranh ảm đạm của các loại cà phê, với số lượng khu vực nơi cà phê được trồng giảm 85% vào năm 2080.

Hồi năm 2017, nhóm nghiên cứu trên đã xem xét ảnh hưởng của BĐKH đến canh tác cà phê. Nghiên cứu cho thấy có tới 60% diện tích đất để sản xuất cà phê của Ethiopia có thể sẽ không thể sử dụng vào cuối thế kỷ.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: