TCVN 12635-2:2019 CÔNG TRÌNH QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN – PHẦN 2: VỊ TRÍ, CÔNG TRÌNH QUAN TRẮC ĐỐI VỚI TRẠM THỦY VĂN

Đăng ngày: 04-01-2019 | Lượt xem: 5939
Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12635-2:2019

Công trình quan trắc: Công trình quan trắc mưa phải cố định, chắc chắn, không rung lắc, thẳng đứng, thuận lợi cho việc lắp đặt thiết bị đo mưa (mặt hứng nước mưa của thiết bị được đặt ngang bằng so với phương nằm ngang và cách mặt đất hoặc mặt nền từ 1,50 m trở lên). Vật liệu làm công trình quan trắc mưa có thể bằng gỗ, kim loại, bê tông; Dạng công trình: hình trụ, hình chữ V hoặc cột vuông.

Công trình quan trắc mưa đặt ở nơi thông thoáng (khoảng cách 10 m tính từ chân công trình ra các phía). Trường hợp phương tiện đo mưa được lắp đặt vào vật kiến trúc có sẵn thì phải thông thoáng, đảm bảo độ chính xác của phép đo.

Vị trí, công trình quan trắc mực nước: Lựa chọn đoạn sông đặt tuyến quan trắc mực nước

‒ Tương đối thẳng;

‒ Độ rộng mặt nước của đoạn sông không có sự thay đổi đột ngột (mở rộng hoặc co hẹp);

‒ Tương đối ổn định (xói, bồi ít);

‒ Không có ghềnh, thác, cây cối rậm rạp...;

‒ Bố trí nhà trạm, công trình quan trắc thuận lợi;

‒ Ít bị ảnh hưởng dòng nước ô nhiễm từ các nhà máy hoặc các công trình trên sông;

‒ Phải đảm bảo không nằm trong vùng đã quy hoạch khai thác, nạo vét lòng sông thường xuyên.

Tuyến quan trắc mực nước: Phải đảm bảo có địa chất tốt (chắc chắn, không bị xói, lở); Quan trắc được mực nước cao nhất, thấp nhất; Mặt nước không có độ dốc ngang hoặc có nhưng nhỏ không đáng kể; Tầm quan sát rộng.

Vị trí quan trắc mực nước: Thuộc phạm vi tuyến quan trắc mực nước; Phản ánh đƣợc đầy đủ diễn biến mực nước của đoạn sông tại thời điểm quan trắc; Ít chịu ảnh hưởng của sóng, gió và các vật trôi nổi.

Công trình quan trắc Yêu cầu chung về công trình quan trắc mực nước yêu cầu kỹ thuật: Quan trắc được mực nước: cao hơn mực nước cao nhất đã xuất hiện tối thiểu 50 cm, thấp hơn mực nước thấp nhất đã xuất hiện tối thiểu 20 cm. Phải đảm bảo vững chắc, ổn định trong mọi tình huống quan trắc; Phải đảm bảo an toàn, thuận tiện khi quan trắc, bảo dưỡng, bảo quản...; Tùy theo từng vị trí và loại thiết bị đo mực nƣớc mà lựa chọn công trình đo phù hợp.

Hành lang kỹ thuật: Đoạn sông có chiều dài 30 m về mỗi phía thƣợng lƣu và hạ lƣu tuyến đo; Khoảng cách 10 m về 2 phía đối với tuyến bậc, cọc, thủy chí; Trong phạm vi hành lang kỹ thuật công trình thủy văn không được xây dựng công trình, nhà cao tầng, trồng cây lâu năm che chắn công trình, đắp đập, đào bới lòng sông hoặc hai bên bờ lấy nước, xả nước, neo đậu các phương tiện vận tải hoặc thực hiện các hoạt động khác làm thay đổi tính đại diện của vị trí quan trắc.

Công trình tuyến bậc cọc: Công trình tuyến bậc cọc bằng bê tông được xây dựng chắc chắn tại tuyến quan trắc mực nước (bờ sông thoải, độ dốc nhỏ hơn 100); Độ rộng của bậc cọc từ 80 cm đến 120 cm, độ cao của bậc cọc 15 cm đến 25 cm;  Mặt bậc phải phẳng, có độ nhám để chống trơn trượt; Chênh lệch độ cao giữa hai đầu cọc liền kề nhau từ 30 cm đến 50 cm;‒ Cọc được làm bằng vật liệu cứng, ít bị ăn mòn, đầu cọc có dạng chỏm cầu, nhô cao từ 2 cm đến 5 cm so với mặt bậc, cách mép bậc phía thượng lưu 10 cm và cách cổ bậc 5 cm; Đường kính cọc từ 1,5 cm đến 3,0 cm; ‒ Số hiệu cọc ghi ở 2 vị trí mặt bậc và cổ bậc; dùng số nguyên để ghi số hiệu các cọc từ trên xuống dưới bắt đầu từ cọc số 1 các cọc liền kề có số hiệu chênh nhau một đơn vị; dùng sơn phản quang màu trắng tạo nền, sơn màu đỏ ghi số hiệu cọc. Khi tuyến cọc bằng kim loại, gỗ, cột bê tông được đóng (hoặc chôn) trực tiếp xuống bờ sông, cọc phải thẳng đứng, chắc chắn, ổn định và đáp ứng yêu cầu.

Tin VPTC

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: