Những điểm sáng và tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm 2021 của Tổng cục KTTV

Đăng ngày: 18-06-2021 | Lượt xem: 798
Những điểm sáng và tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm 2021 của Tổng cục KTTV

Những điểm sáng trong công tác chỉ đạo điều hành

- 100% cán bộ và người lao động của Tổng cục KTTV thực hiện tốt các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của Thành phố Hà Nội, của Bộ TNMT về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tính đến thời điểm báo cáo, Tổng cục KTTV chưa có trường hợp F0.

- Các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ TNMT giao trong năm 2021 luôn được thực hiện đúng tiến độ.

- Công tác quan trắc, dự báo và công tác thông tin KTTV luôn được thực hiện nghiêm túc, tin cậy, kịp thời.

- Công tác tuyên truyền về dự báo, cảnh báo thiên tai và tác động của thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng đã được đẩy mạnh. Các hoạt động quản lý nguồn thông tin KTTV trên các phương tiện truyền thông được tăng cường. Đã tổ chức đợt tuyên truyền lồng ghép hoạt động KTTV hướng về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, tuyên truyền trọng điểm trong dịp kỷ niệm Ngày Khí tượng thế giới 23/3/2021với nhiều hoạt động thiết thực trong toàn ngành KTTV kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh trên báo, đài và mạng xã hội. Trung tâm DBQG đã phối hợp các đơn vị đề xuất và trình phương án hợp tác với tập đoàn Zalo để chuyển tải thông tin dự báo cho người d ng.

- Giai đoạn 2019-2021, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV được giao đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Hiệp hội khí tượng khu vực II châu Á, thực hiện nhiệm vụ Đại diện thường trực của Việt Nam tại WMO. Ngày 26/5/2021, tại phiên họp thứ nhất, khóa họp lần thứ 17 của Hiệp hội khí tượng khu vực II châu Á (RA II), được sự tín nhiệm cao, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV đã tái đắc cử Phó Chủ tịch RA II nhiệm kỳ 2021-2025.

Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân

- Chưa có cơ chế đặc biệt để thu hút nhân tài cũng như giữ được các cán bộ có trình độ cao.

- Tổng cục chưa được giao chức năng thanh tra chuyên ngành, nên việc kiểm tra thi hành pháp luật KTTV tại các địa phương chưa đạt hiệu lực, hiệu quả theo yêu cầu công tác, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

- Việc xây dựng Quy chế quản lý đầu tư của Tổng cục KTTV chưa được thực hiện vì phụ thuộc vào Quy chế của Bộ TNMT.

- Việc triển khai thực hiện quy chế phối hợp quản lý nhà nước về KTTV và biến đổi khí hậu trên địa bàn một số địa phương còn bất cập; phần lớn các chủ công trình chưa thực hiện cung cấp thông tin, dữ liệu KTTV cho hệ thống dự báo, cảnh báo KTTV quốc gia theo quy định; một số chủ công trình chưa thực hiện việc thông báo thành lập, di chuyển, giải thể trạm KTTV chuyên d ng cho các cơ quan liên quan theo quy định.

- Để tuyên truyền và phổ biến Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai rất cần kinh phí để xây dựng nội dung truyền thông và tổ chức thực hiện, nhưng hiện nay chưa tìm được nguồn kinh phí để thực hiện.

Bài học kinh nghiệm

- Nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thuộc lĩnh vực KTTV.

- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tận dụng các nguồn lực để tăng cường năng lực cho ngành KTTV (đào tạo nhân lực; đầu tư máy, thiết bị).

- Thu gọn bộ máy, tinh giản biên chế; tăng cường kỷ cương, kỷ luật; tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tự học tập nâng cao trình độ; xây dựng cơ chế tốt để thu hút nhân tài.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, đồng thời phối hợp tốt với các Sở, ban, ngành địa phương quản lý chặt chẽ hoạt động của các chủ công trình, công trình bắt buộc phải quan trắc các yếu tố KTTV trên toàn quốc.

Tạp chí KTTV

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: