Kết quả công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019

Đăng ngày: 25-12-2019 | Lượt xem: 2733
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng kết kết quả thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019 với nhiều điểm nhấn như sau:

 - Bộ đã kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2019 (Quyết định số 311/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 02 năm 2019) đồng thời ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019 (Văn bản số 01/KH-BCHPCTT ngày 18 tháng 3 năm 2019).

- Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 và triển khai công tác năm 2019.

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Quyết định số 2441/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 9 năm 2019).

- Xây dựng kế hoạch tham dự Hội nghị thường niên giữa ba nước Việt Nam, Campuchia và Thái Lan về việc thực hiện Tuyên bố chung và Chương trình khung trong hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu vùng Vịnh Thái Lan tổ chức tại Thái Lan vào đầu năm 2020.

- Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức 02 đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn do Thứ trưởng Lê Công Thành làm trưởng đoàn và đoàn kiểm tra tại Vĩnh Phúc và Phú Thọ do Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Trần Hồng Thái làm trưởng đoàn.

- Tổ chức, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các văn bản pháp luật hiện có như: Luật Khí tượng thủy văn; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cấp độ rủi ro thiên tai và dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai tại các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắk Nông và Đắk Lắk.

- Phối hợp với Ủy ban Quốc gia Ứng phó, sự cố thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn trong công tác khắc phục sự cố cháy nổ tại Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông.

- Thành lập các đoàn công tác phối hợp với các địa phương trong công tác khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu như sau:

+ Sự cố tàu chở 70 tấn dầu DO bị chìm ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận và xử lý dầu vón cục thường xuyên trôi dạt vào tỉnh Bình Thuận;

+ Sự cố tàu Việt Dũng 36 bị chìm ở vùng biển Bà Rịa Vũng Tàu;

+ Sự cố tràn dầu và công tác khắc phục sự cố tràn dầu do tàu Nordana Sophia bị chìm tại Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

- Cử cán bộ tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ cứu hộ, cứu nạn theo yêu của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn và cán bộ tham gia Tổ soạn thảo Thông tư quy định về xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc do Bộ Công thương chủ trì.

- Xây dựng các báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Ứng phó, sự cố thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn: báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo đánh giá công tác ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 7 năm 2019, triển khai nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020; báo cáo kết quả thực hiện Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn hàng hải (Công ước Sar 79) giai đoạn 2013-2018.

- Góp ý các văn bản theo yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn: đề cương hướng dẫn lập kế hoạch phối hợp ứng phó tai nạn, thảm họa hàng không dân dụng và tàu, thuyền trên biển; kế hoạch công tác năm 2019 của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn; tổng hợp lực lượng, phương tiện, trang bị của các cơ sở có năng lực ứng phó sự cố tràn dầu; đề xuất nội dung biện pháp, công tác ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu.

- Chỉ đạo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cung cấp đầy đủ, kịp thời các bản tin phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cụ thể:

+ 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (07 cơn bão và 03 áp thấp nhiệt đới), trong đó có cơn bão số 2, 3, 4, 5, 6 và áp thấp nhiệt đới tháng 8 (31/8-04/9) ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta;

+ 20 đợt không khí lạnh, trong đó có 16 đợt gió mùa Đông Bắc và 04 đợt không khí lạnh tăng cường;

+ 15 đợt mưa lớn trên diện rộng, trong đó có đợt mưa từ ngày 01-05/9, tại các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế với lượng mưa phổ biến từ 400-700mm;

+ 13 đợt nắng nóng trên diện rộng, trong đó có 02 đợt nắng nóng kéo dài tới 27 ngày (từ ngày 04-30/6) và 25 ngày (từ ngày 05-29/7) đã gây nắng nóng gay gắt đến đặc biệt gay gắt cho các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39-41oC, có nơi trên 42oC;

+ Thực hiện các bản tin nhanh cảnh báo các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm như bão, mưa lớn, dông sét, lũ quét, sạt lở đất, ...;

+ Thực hiện tốt công tác dự báo phục vụ khai thác, vận hành và phòng chống thiên tai cho 11 lưu vực sông được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa.

Tin VPTC

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: