NOAA: Tháng 6/2019 là nóng nhất trong lịch sử toàn cầu

Đăng ngày: 22-07-2019 | Lượt xem: 1097
Theo báo cáo khí hậu toàn cầu hàng tháng mới nhất do Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) công bố mới đây, tháng 6/2019 là tháng 6 nóng nhất trong 140 năm qua, lập kỷ lục toàn cầu.

Một người phụ nữ làm mát tại đài phun nước trong thời tiết nóng bức tại Đài tưởng niệm Chiến tranh Thế giới II tại Washington, DC, Mỹ vào ngày 27/6/2019. Ảnh: Reuters / Yuri Gripas

Một người phụ nữ làm mát tại đài phun nước trong thời tiết nóng bức tại Đài tưởng niệm Chiến tranh Thế giới II tại Washington, DC, Mỹ vào ngày 27/6/2019. Ảnh: Reuters / Yuri Gripas

Báo cáo cho biết nhiệt độ trung bình toàn cầu trong tháng 6 là 1,7°F, cao hơn so với mức trung bình thế kỷ 20 là 59,9°F và đánh dấu tháng thứ 414 liên tiếp có nhiệt độ cao hơn mức trung bình của thế kỷ 20. “Trong đó, 9 trong số 10 tháng của tháng 6 nóng nhất trong 140 năm qua đã xảy ra kể từ năm 2010”, NOAA cho biết.

Châu Âu, Châu Á và Châu Phi, cũng như các khu vực Hawaii và vịnh Mexico của Mỹ đã trải qua những mùa hè với tháng 6 nóng nhất trong lịch sử.

Pháp, Đức và miền Bắc Tây Ban Nha đã trải qua một đợt nắng nóng. Nhiệt độ trung bình lên tới 18°F so với nhiệt độ bình thường, đặc biệt ở Pháp nhiệt độ lên tới 114°F.

“Nhiệt độ trung bình hàng tháng của thế kỷ 20 là 61,5°F. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình mặt nước biển toàn cầu cao hơn mức nhiệt trung bình hàng tháng của thế kỷ 20 là 1,46°F. Nhiệt độ đại dương toàn cầu cao nhất trong tháng được ghi lại vào năm 2016 trong khi băng ở Nam Cực giảm xuống mức nhỏ nhất khoảng 8,5% dưới mức trung bình từ năm 1981 – 2010” - NOAA thông tin.

Stephan Harrison, Giáo sư về biến đổi khí hậu và môi trường tại Đại học Exeter, Anh cho biết các kỉ lục về nhiệt độ mới nhất là bằng chứng cho thấy sự tích tụ khí thải carbon trong bầu khí quyển đang làm mất đi sự ổn định của hệ thống khí hậu trên Trái đất nhanh hơn dự báo của các nhà khoa học.

Trả lời phỏng vấn truyền thông, ông Harrison cho biết: “Nếu chúng ta tiếp tục phá vỡ các kỷ lục về nhiệt độ trên toàn thế giới, điều đó cho thấy khí hậu sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển hơn so với một số mô hình trước đây mà chúng tôi đã đề xuất”.

Ông Harrison nhấn mạnh sự tan chảy nhanh chóng của các tảng băng ở Nam Cực là một minh chứng điển hình về cách mà tác động khí hậu xảy ra nhanh hơn so với dự báo trước đây.

NOAA khẳng định năm 2019 sẽ là năm cuối cùng trong số 5 năm nóng nhất được ghi nhận.

Theo một báo cáo của Liên hiệp các nhà khoa học Mỹ được công bố vào tuần trước, những đợt nắng nóng như hiện tại đang kéo dài ở nước Mỹ, Châu Âu và sẽ xảy ra thường xuyên hơn ở những nơi khác.

Báo cáo cho thấy ở Mỹ, số ngày trung bình mỗi năm có chỉ số nhiệt trên 105°F sẽ tăng hơn bốn lần – đến 24 ngày vào giữa thế kỉ và tăng gấp 8 lần - đến 40 ngày vào cuối thế kỷ mà không có hành động nào để giảm phát thải toàn cầu.

Theo Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: