Mai Sơn - Sơn La: Chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2019

Đăng ngày: 28-02-2019 | Lượt xem: 1122
(TN&MT) - Năm 2018, huyện Mai Sơn là một trong những địa phương của tỉnh Sơn La chịu ảnh hưởng khá nặng nề do thiên tai, bão lũ. Do đó, ngay từ đầu năm 2019, để hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả do thiên tai gây ra, Mai Sơn đã ban hành kế hoạch và lên phương án ứng phó phù hợp với các loại hình thiên tai.

Quốc lộ 6 qua địa bàn thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn bị ngập úng nặng trong đợt mưa lũ năm 2018

Quốc lộ 6 qua địa bàn thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn bị ngập úng nặng trong đợt mưa lũ năm 2018

Ông Cầm Văn Thắng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mai Sơn cho biết: Năm 2018, trên địa bàn huyện Mai Sơn xảy ra các đợt mưa to kéo dài kèm theo gió lốc, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân. Cụ thể, làm 2 người chết do lũ cuốn trôi, 980 nhà bị ảnh hưởng, gần 900ha hoa màu bị thiệt hại...

Một số tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, nội thị, đường xã bị sạt lở ta tuy dương, âm, sụt lún mặt đường; 09 cầu bị lũ cuốn trôi; 14 trường bị ảnh hưởng, trong đó có 06 trường bị thiệt hại nặng; 10 công trình thủy lợi, nước sinh hoạt bị ảnh hưởng.... Ước tính tổng giá trị thiệt hại khoảng 160 tỷ đồng.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, các Tổ công tác của huyện Mai Sơn đã xuống cơ sở tập trung chỉ đạo triển khai các địa phương nơi xảy ra thiên tai thực hiện khắc phục theo phương châm "4 tại chỗ". Tổ chức huy động lực lượng công an, quân sự trên 812 lượt người tham gia phối hợp cùng lực lượng đoàn thanh niên, dân quân tự vệ, công an viên tại thị trấn Hát Lót, Tà Hộc, Nà Ớt giúp đỡ nhân dân di chuyển người, tài sản đến nơi an toàn.

Năm 2018, huyện Mai Sơn thiệt hại 160 tỷ đồng do thiên tai

Năm 2018, huyện Mai Sơn thiệt hại 160 tỷ đồng do thiên tai

Hỗ trợ đột xuất đối với các hộ gia đình có người chết, bị cháy nhà, hộ di dời khỏi vùng sạt lở, hộ có nhà bị sập đổ hoàn toàn với tổng kinh phí trên 400 triệu đồng. Hỗ trợ chính sách cho gia đình có người bị chết, với số tiền 10,4 triệu đồng. Kiểm tra, xác minh lập hồ sơ hỗ trợ cho các hộ bị sập đổ hoàn toàn. Chỉ đạo Phòng Y tế huyện phối hợp với các Trạm Y tế xã tổ chức triển khai phun hóa chất khử trùng tiêu độc sau nước rút được 96.500m2.

Năm 2019, để hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả do thiên tai gây ra, ngay từ đầu năm, huyện Mai Sơn đã ban hành Chỉ thị về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), xây dựng kế hoạch, phương án triển khai thực hiện cụ thể. Theo đó, huyện tiếp tục kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN từ huyện đến cơ sở, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên phụ trách địa bàn, lĩnh vực.

Quán triệt, triển khai công tác PCTT&TKCN theo phương châm Bốn tại chỗ và Ba sẵn sàng. Xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, bản, tiểu khu.

Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Phổ biến kiến thức, kỹ năng, các biện pháp, kinh nghiệm phòng tránh, ứng phó các dạng thiên tai đến mọi tầng lớp nhân dân.

Đẩy nhanh tiến độ thi công vượt lũ những công trình đang thi công xây dựng, đặc biệt là công trình thủy lợi, giao thông, các dự án di chuyển dân vùng thiên tai, đảm bảo an toàn trước, trong mùa mưa lũ 2019. Thực hiện rà soát, di chuyển dân ra khỏi các điểm có nguy cơ sạt lở cao, nơi ven sông suối có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, ngập lụt trước và trong mùa mưa lũ.

Năm 2019, huyện Mai Sơn triển khai công tác PCTT&TKCN theo phương châm Bốn tại chỗ và Ba sẵn sàng. Xây dựng lực lượng sung kích phòng chống thiên tai cấp xã, bản, tiểu khu.

Năm 2019, huyện Mai Sơn tiếp tục triển khai công tác PCTT&TKCN theo phương châm Bốn tại chỗ và Ba sẵn sàng. Chủ động huy động 500 cán bộ, chiến sỹ và thanh niên xung kích khi có thiên tai xảy ra

Ngăn chặn triệt để tình trạng làm nhà ở, lều lán ven sông suối, khe lạch, sườn núi, taluy. Ngăn cấm, xử lý nghiêm việc xây dựng nhà ở, công trình, khai khoáng, xả thải san lấp, xâm lấn ngăn cản dòng chảy, hang thoát lũ tự nhiên, đào núi, xẻ ta luy dốc đứng làm phát sinh, tăng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, ngập lụt.

Ngay từ tháng 2/2019, tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, tránh gió lốc, sét đánh, mưa đá an toàn nhà ở của nhân dân, trường học, trạm y tế, các trạm thu, phát sóng thông tin truyền thông, an toàn hành lang lưới điện, hành lang giao thông... Chủ động phương án phòng, chống hạn vụ chiêm xuân, phòng chống cháy rừng mùa khô hanh.

Khoanh định vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở, ngập lụt để có phương án phòng tránh phù hợp. Trong đó, vùng lũ quét tập trung dọc lưu vực suối Nậm Pàn, lũ quét cục bộ những lưu vực nhỏ các xã Chiềng Lương, Chiềng Chăn, Chiềng Ban, Chiềng Kheo. Sạt lở khu vực xã Tà Hộc, Nà Bó, Chiềng Chăn, Nà Ớt, Phiêng Pằn, Chiềng Lương, Chiềng Chung. Ngập lụt khu vực dọc quốc lộ 6, xã Cò Nòi, các tiểu khu 6-8-13-14-16-18 thị trấn và xã Hát Lót, Mường Bon, Mường Bằng...

Về lực lượng, phương tiện phòng tránh, ứng phó thiên tai, huy động lực lượng xung kích cơ sở, nòng cốt là lực lượng dân quân và thanh niên xung kích. Giao các xã lập danh sách lực lượng huy động từ 300-500 người để chủ động khi thiên tai xảy ra. Lực lượng cơ động của huyện và các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn, huy động 500 cán bộ, chiến sỹ và thanh niên xung kích.

Xây dựng kế hoạch, tổ chức diễn tập PCTT&TKCN 2019 để nâng cao khả năng ứng phó, xử lý tìm kiếm cứu nạn khi thiên tai xảy ra.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: