Làm gì để người dân an toàn trong mùa mưa lũ?

Đăng ngày: 28-09-2018 | Lượt xem: 998
(TN&MT) - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các tỉnh khu vực Tây Bắc thường xuyên chịu ảnh hưởng và bị thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ. Làm gì để người dân an toàn trong mùa mưa...
Ông Cầm Bun Păn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Thường trực Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Sơn La

Ông Cầm Bun Păn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Thường trực Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Sơn La

Ông Cầm Bun Păn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Thường trực Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Sơn La thông tin:

Công tác PCTT&TKCN đã được Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Sơn La chú trọng, thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Cùng với sự chủ động tích cực quan tâm chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện các hoạt động phòng ngừa, phòng tránh, ứng phó kịp thời hiệu quả của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các sở ban ngành, đoàn thể; Huyện uỷ, HĐND, UBND các huyện, thành phố.

Ngay từ đầu mùa mưa lũ Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão lũ trên địa bàn tỉnh tại Kết luận số 514-KL/TU ngày 23/4/2018. Đồng thời, từ đầu năm 2018, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 03 ngày 24/01/2018 về tăng cường công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Sơn La nỗ lực giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai

Tỉnh Sơn La nỗ lực giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai

UBND tỉnh, UBND các các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn đã ban hành các quyết định: Phê duyệt Kế hoạch - Phương án Phòng, chống thiên tai năm 2018 trên địa bàn quản lý. Tập trung chỉ đạo rà soát, quản lý tình hình thiên tai, triển khai thực hiện phương châm 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Phương tiện, vật tư tại chỗ; Hậu cần tại chỗ ) và 3 sẵn sàng (Chủ động phòng tránh - Đối phó kịp thời - Khắc phục khẩn trương, hiệu quả)  chủ động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, kinh phí, dự trữ  vật tư, hàng hóa phục vụ công tác Phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp từ tỉnh, huyện, xã đã kiện toàn và phân công nhiệm vụ các thành viên phụ trách các địa bàn, lĩnh vực cụ thể. Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các Sở ban ngành thành viên Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ năm 2017, chỉ đạo phòng chống thiên tai năm 2018. Tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện những nhiệm vụ trong tâm như: Sắp xếp ổn định an toàn, chăm lo đời sống sinh hoạt dân cư vùng thiên tai. Khẩn trương khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, nước sinh hoạt và khôi phục sản xuất.

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn Chánh Văn Phòng Ban PCTT&TKCN tỉnh Lào Cai

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn Chánh Văn Phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lào Cai

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn - Chánh Văn phòng Ban PCTT&TKCN tỉnh Lào Cai cho biết:

Năm 2017, thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã làm 11 người chết, bị thương và mất tích, làm hư hại 3.992 ngôi nhà; làm ngập nước và hỏng 1.123ha lúa và hoa mầu; ngập úng 250 m đường liên thôn, liên tỉnh, liên quốc gia; sạt lở 103.268 m3 đất đá và làm hỏng 27.650m3 mặt đường; ách tắc giao thông 224 điểm... Ước tính tổng thiệt hại là 656.863 triệu đồng.

Trước những thiệt hại trên, tỉnh Lào Cai luôn quan tâm tới công tác PCTT, TKCN và khắc phục hậu quả để đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa lũ. Trong đó, việc triển khai công tác dự báo, cảnh báo cần sớm để người dân hiểu rõ nguy cơ và hậu quả của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; sử dụng  nghiên cứu của các nhà khoa học về những tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, làm cơ sở cảnh báo cho địa phương trong bố trí di dời dân cư. Đồng thời, tỉnh Lào Cai đã chủ động hơn trong bố trí nguồn ngân sách về triển khai các hoạt động khí tượng, thủy văn, quan trắc môi trường, đảm bảo an toàn các công trình hồ thủy lợi, thủy điện và hồ chứa nước thải.

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn Chánh Văn Phòng Ban PCTT&TKCN tỉnh Lào Cai

Vài năm gần đây tỉnh Lào Cai chịu ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ gây ra 

Thông qua đường ngoại giao đang tăng cường trao đổi với phía Trung Quốc để phối hợp thông tin giữa hai bên về thời điểm, lưu lượng xả lũ. Chủ động ứng phó với mọi tình huống thiên tai xảy ra, nâng cao tính chủ động, chuẩn bị lực lượng 4 tại chỗ, hạn chế mức thấp nhất hậu quả do thiên tai xảy ra. Thường xuyên diễn tập ứng phó thiên tai cho các cấp, các ngành từ tỉnh, huyện tới xã. Đặc biệt, tỉnh Lào Cai đầu tư hạ tầng trong xây dựng các công trình cảnh báo, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, và triển khai đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”, xây dựng quỹ phòng chống thiên tai tại các địa phương.

Huyện Mù Cang Chải giúp người dân dựng nhà và di chuyển đồ dùng tới nơi an toàn

Huyện Mù Cang Chải giúp người dân dựng nhà và di chuyển đồ dùng tới nơi an toàn

Ông Phạm Tiến Lâm - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cho rằng:

Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, địa bàn rộng, chủ yếu là đồi núi cao khi mưa lũ xảy ra thường xuyên bị chia cắt. Việc huy động người và phương tiện để ứng cứu cũng như hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai mất rất nhiều thời gian và công sức. Diện tích tuy lớn nhưng chủ yếu là đồi núi cao nên quỹ đất dân cư rất ít, nên việc tìm quỹ đất để bố trí cho các hộ tới vùng nguy hiểm gặp rất nhiều khó khăn.

Mặt khác, do tập quán và tính cộng đồng cao, nơi ở cũ thường là lâu đời, đất đai của tổ tiên, gắn liền với bản làng, dòng họ và gắn liền với ruộng nương đã canh tác từ lâu nên bà con không muốn tới nơi ở mới. Hơn nữa, việc khắc phục lại các công trình công cộng, nhất là các công trình giao thông, thủy lợi mất rất nhiều nguồn lực, đầu tư cho một công trình với chi phí rất lớn. Không những vậy, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn và nguồn lực chủ yếu do Trung ương và tỉnh nên mất rất nhiều thời gian khắc phục hậu quả do mưa lũ.

Huyện Mù Cang Chải giúp người dân dựng nhà và di chuyển đồ dùng tới nơi an toàn

Để bà con đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, cần có sự vào cuộc của tất cả các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác tuyên truyền, vận động  nhân dân di dời ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở đất. Công tác chỉ đạo di dời phải có sự chỉ huy, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy đảng, chính quyền xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo. Đề cao cảnh giác, cảnh báo các diễn biến bất thường của thời tiết; chỉ đạo các xã thị trấn phải thường xuyên theo dõi các bản tin dự tính dự báo, dự báo thời tiết của Trung ương, tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng ( ti vi, đài) kịp thời thông báo tình hình mưa, bão để nhân dân chủ động phòng, chống.

Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho các hộ dân cư đang sống ở khu vực đang có nguy cơ bị sạt lở đất đá Taluy, trước khi có mưa bão xảy ra cần tập trung chỉ đạo di dời ngay ngay. Kịp thời hỗ trợ nhân dân theo phương châm 4 tại chỗ, vận dụng linh hoạt các chính sách để hỗ trợ cho các hộ di dời sớm ổn định cuộc sống sau tái định cư.

Đồng thời, tiếp tục khảo sát các khu vực dân cư đề xuất xây dựng các dự án di dân tái định cư, nhằm bố trí ổn định đời sống cho các hộ còn nằm trong vùng nguy hiểm được chuyển đến nơi an toàn. Mặt khác, chỉ đạo các xã không có quỹ đất di dân tập trung, rà soát các hộ ở trong khu vực nguy hiểm tự chuyển đến nơi ở an toàn được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo hình thức di dân xem ghép.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: