Những nội dung nổi bật trong Hiệp ước Khí hậu Glasgow

Đăng ngày: 04-12-2021 | Lượt xem: 3820
Các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc đã khép lại vào tối thứ Bảy với các quốc gia đồng ý Hiệp ước Khí hậu Glasgow để củng cố các hành động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như hoàn thiện sách quy tắc của Thỏa thuận Paris.

Mục tiêu của Thủ tướng Anh cho các cuộc đàm phán là "giữ cho nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng ở mức 1,5 độ C", đây được coi là mục tiêu nhiệt độ tham vọng nhất của Thỏa thuận Paris.

Phân tích các nhà nghiên cứu khí hậu cho thấy rằng các chính sách hiện tại đưa chúng ta vào hướng đi có thể làm tăng nhiệt độ toàn cầu lên tới 2,7 độ C. Tuy nhiên, với việc đọc các cam kết quốc gia trong hội nghị thượng đỉnh COP26, chúng ta có thể hy vọng mức tăng chỉ còn 1,8 độ C.

Điều đó để lại khoảng cách mà thỏa thuận tìm cách thu hẹp bằng cách yêu cầu một cuộc thảo luận khí hậu khác -  hướng tới mục tiêu năm 2030 mạnh mẽ hơn và bao gồm cả các chiến lược dài hạn - vào năm tới. Cuộc thảo luận này sẽ tạo ra những tiến bộ ngày càng tăng về cách đối phó với những tác động do sự nóng lên của toàn cầu ở mức 1,1 độ C và huy động sự hỗ trợ cho các nước đang phát triển trong cam kết khí hậu.

Bộ trưởng Môi trường của Ấn Độ Bhupender Yadav nói chuyện với chủ tịch COP26 Alok Sharma về việc thay đổi các sử dụng từ của thỏa thuận cuối cùng trong việc sử dụng than làm khí đốt, từ “loại bỏ” thành “loại bỏ dần”

“Chúng tôi cho rằng chúng ta có thể giữ được mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu ở mức 1,5 độ C nhưng điều này vẫn rất mong manh” Chủ tịch COP26, ông Alok Sharma cho biết khi hội nghị kết thúc. “Mục tiêu này sẽ chỉ đạt  nếu chúng ta giữ lời hứa của mình, nếu chúng ta chuyển các cam kết thành hành động nhanh chóng và nếu chúng ta thực hiện các kỳ vọng đặt ra trong Hiệp ước khí hậu Glasgow này để tăng tham vọng đến năm 2030 và hơn thế nữa”.

Trong sách quy tắc của Paris, các tiêu chuẩn báo cáo khí thải phổ biến nhằm mục đích ngăn chặn gian lận. Một thỏa hiệp về các quy tắc giao dịch carbon cho phép tiền mặt chảy vào các dự án khí hậu xuyên biên giới và tránh một số lỗ hổng trong việc sử dụng các giấy phép phát thải carbon.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://www.climatechangenews.com/2021/11/15/breakdown-glasgow-climate-pact/

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: