Biến đổi khí hậu làm gia tăng lượng mưa cực đoan trong các cơn bão ở Đông Nam Phi

Đăng ngày: 12-05-2022 | Lượt xem: 2412
Theo phân tích nhanh của một nhóm các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới, biến đổi khí hậu khiến lượng mưa cực lớn trở nên nặng nề hơn và gây thiệt hại nhiều hơn trong 5 cơn bão liên tiếp vào tháng 1 và tháng 2 ở Madagascar, Malawi và Mozambique. Hơn một triệu người bị ảnh hưởng, với 230 trường hợp tử vong được báo cáo.

Phân tích Ghi nhận Thời tiết Thế giới cho thấy biến đổi khí hậu làm cho các sự kiện tồi tệ hơn. Nhưng các nhà khoa học không thể định lượng chính xác mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự kiện này do thiếu các quan sát thời tiết chất lượng cao cho khu vực này của châu Phi. “Đông Nam Phi, bao gồm Madagascar, Malawi và Mozambique, đã là một điểm nóng của các cơn bão và lốc xoáy nhiệt đới, chúng tôi dự đoán sẽ trở nên dữ dội hơn và tàn phá hơn với biến đổi khí hậu. Cần khẩn trương đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương và các tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội trong khu vực và giảm lượng khí thải carbon ở các quốc gia gây ô nhiễm nhất. Tiến sĩ Piotr Wolski, Nhóm Phân tích Hệ thống Khí hậu, Đại học Cape Town.

Biến đổi khí hậu làm gia tăng lượng mưa cực đoan trong các cơn bão ở Đông Nam Phi

Bão nhiệt đới Ana vào cuối tháng 1 năm 2022 mang theo gió, mưa lớn, thiệt hại và tàn phá cho các vùng của Madagascar, Mozambique, Malawi và Zimbabwe. Theo sau Ana là Bão nhiệt đới Batsirai đổ bộ vào bờ biển phía Nam của Madagascar vào ngày 5 tháng 2 năm 2022. Ana và Batsirai là những cơn bão đầu tiên của mùa xoáy thuận Tây Nam Ấn Độ Dương từ 2021-22 (tháng 11 đến tháng 4). Sau hai sự kiện đó, hai xoáy thuận nhiệt đới và một cơn bão khác cũng đổ bộ vào đất liền dẫn đến lũ lụt tiếp tục và làm tăng số người bị ảnh hưởng và thương vong. Để đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với tần suất và cường độ của lượng mưa cực đoan trong các cơn bão, các nhà khoa học đã phân tích các quan sát thời tiết và mô phỏng máy tính để so sánh khí hậu như hiện nay, sau khoảng 1,2°C của sự nóng lên toàn cầu kể từ cuối những năm 1800, với khí hậu của quá khứ, theo các phương pháp được đánh giá ngang hàng.

Phân tích tập trung vào lượng mưa, gây ra lũ lụt trên diện rộng, trong khoảng thời gian ba ngày ẩm ướt nhất ở hai khu vực: Madagascar, nơi bão Batsirai Biến đổi khí hậu làm gia tăng lượng mưa ở miền nam châu Phi gây ra thiệt hại lớn và một khu vực trên Malawi và Mozambique bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bão nhiệt đới Ana. Trong cả hai trường hợp, kết quả cho thấy rằng lượng mưa liên quan đến các cơn bão đã trở nên dữ dội hơn do biến đổi khí hậu và các đợt mưa cực đoan như thế này đã trở nên thường xuyên hơn. Phát hiện này phù hợp với hiểu biết của khoa học về việc biến đổi khí hậu, do con người phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng đến lượng mưa lớn như thế nào. Khi bầu khí quyển trở nên ấm hơn, nó tích tụ nhiều nước hơn, làm tăng nguy cơ xảy ra các trận mưa như trút nước. Với lượng phát thải khí nhà kính ngày càng tăng và nhiệt độ tiếp tục tăng, các đợt mưa lớn như vậy sẽ càng trở nên phổ biến hơn.

Lượng mưa liên quan đến các cơn bão đã trở nên dữ dội hơn do biến đổi khí hậu và các đợt mưa cực đoan

Tuy nhiên, có những hạn chế do không có hồ sơ lịch sử toàn diện về lượng mưa trong khu vực. Trong số 23 trạm thời tiết ở khu vực bị ảnh hưởng ở Mozambique, chỉ có bốn trạm có hồ sơ tương đối đầy đủ từ năm 1981. Ở Madagascar và Malawi không có trạm thời tiết nào có dữ liệu phù hợp cho nghiên cứu. Ở nhiều nơi khác trên thế giới, nơi có dữ liệu trạm thời tiết toàn diện hơn, các nhà khoa học đã có thể định lượng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các hiện tượng cực đoan cụ thể.

Tiến sĩ Sarah Kew, Viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan cho hay “mặc dù phân tích của chúng tôi cho thấy rõ ràng rằng biến đổi khí hậu khiến các cơn bão gây thiệt hại nhiều hơn, nhưng khả năng xác định chính xác mức độ của chúng tôi bị cản trở bởi dữ liệu không nhất quán và thiếu quan sát thời tiết. Điều này cũng sẽ giúp cải thiện dự báo về các hiện tượng thời tiết cực đoan và tác động của chúng."

Việc tăng cường đầu tư vào các trạm thời tiết ở châu Phi sẽ cho phép ước tính chính xác hơn về tác động của việc tăng nồng độ khí nhà kính trên lục địa này. Đây là một ưu tiên lớn của WMO - nhằm tăng cường đầu tư vào các hệ thống quan sát cơ bản ở châu Phi cũng như cứu hộ và lưu trữ dữ liệu thời tiết lịch sử. Nghiên cứu được thực hiện bởi 22 nhà nghiên cứu thuộc nhóm Phân bổ Thời tiết Thế giới, bao gồm các nhà khoa học từ các trường đại học và cơ quan khí tượng ở Pháp, Madagascar, Mozambique, Hà Lan, New Zealand, Nam Phi, Anh và Mỹ.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://public.wmo.int/en/media/news/climate-change-increased-extreme-rainfall-southeast-africa-storms

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: