Ứng dụng công nghệ khử nước mặn thành nước ngọt phục vụ dân sinh

Đăng ngày: 09-04-2020 | Lượt xem: 2623
Biến đổi khí hậu đang làm hàng chục ngàn nhân khẩu ở vùng hạ tỉnh Long An thiếu nước ngọt sinh hoạt cũng như các nhu cầu khác. Để giải ứng cứu cấp bách nhu cầu về nước ngọt, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An đã thực hiện các mô hình ứng dụng công nghệ khử mặn, vận hành bằng điện năng lượng mặt trời để lọc nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế cấp cho người dân ở vùng nông thôn sử dụng.

Ứng dụng công nghệ khử nước mặn thành nước ngọt phục vụ dân sinh

Công nghệ khử mặn thành nước ngọt tại ấp 5, xã Tân Phước Tây vừa đưa vào hành phục vụ dân sinh rất tốt.

Ghi nhận tại tâm hạn, mặn các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ (tỉnh Long An), nguồn nước ngọt trong hệ thống thuỷ lợi đã cạn kiệt, nước mặt và nước tầng nông bị nhiễm mặn. Trưởng ấp 5, xã Tân Phước Tây (huyện Tân Trụ) Trần Văn Niêm cho biết: Trước đây, bà con nhân dân chúng tôi sử dụng phần nhiều nước mưa làm nước uống, nước sinh hoạt thì lấy từ hệ thống thuỷ lợi và ao hồ. Năm nay hạn, mặn quá dữ đã làm hệ thống thuỷ lợi Nhựt Tảo cạn trơ đáy, nước tầng nông đã nhiễm mặn.

Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ đầu tư hệ thống khử nước mặn thành nước ngọt đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế cho bà con sử dụng mọi người đều hết sức vui mừng và phấn khởi. Mô hình xử lý nước mặn sạch thành nước ngọt đã cứu khát cho khoảng 300 hộ dân ấp 4 và ấp 5. Mỗi giờ hệ thống khử nước mặn thành nước sạch được ba mét khối đủ để bà con chia nhau sử dụng trong ngày. Đặc biệt, mô hình được vận hành bằng điện năng lượng mặt trời gần như không tốn chi sản xuất nước.

Bà Nguyễn Ngọc Quyên, ấp 5 xã Tân Phước Tây cho biết: Gia đình có ba người, bình quân mỗi ngày gia đình sử dụng khoảng hơn 100 lít nước ngọt. Từ ngày hệ thống khử nước mặn thành ngọt đưa vào vận hành thì gia đình không còn lo chuyện thiếu nước ngọt sử dụng. Gia đình và bà con trong ấp rất vui mừng vì nước ngọt từ hệ thống này đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế.

Người dân lấy nước ngọt đạt từ hệ thống khử nước mặn thành nước ngọt tại ấp, 5 xã Tân Phước Tây về sinh hoạt.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An Lê Quốc Dũng cho biết: Công nghệ khử nước mặn sạch thành nước ngọt đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế bằng phương pháp thẩm thấu ngược là công nghệ tiên tiến được áp dụng trên toàn cầu rất tốt, đủ khả năng khử cả nước biển có độ mặn 35 gam/lít và cung cấp nước với qui mô lớn phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. Tuỳ theo nhu cầu của từng hộ dân, từng khu vực mà người dân có thể liên kết các hộ xung quanh để cùng chia sẽ chi phí đầu tư và nguồn nước ngọt là một cách sống chung với hạn, mặn. Đặc biệt, khi người dân đầu tư hệ này kết hợp với việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời để vận hành hệ thì gần như không tốn chi phí sản xuất.

Với công suất càng lớn, tổng mức đầu tư càng giảm, càng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả đầu tư. Bình quân một hệ thống khử nước mặn thành nước ngọt có công suất 500 lít đến 5 m3/giờ thì cần vốn đầu tư từ 70 đến 120 triệu đồng là có nước ngọt đạt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế để sử dụng.

Hiện tại, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ngành chọn những địa điểm có nguồn nước nhiễm mặn sạch lắp đặt thêm ba mô hình tại huyện Cần Giuộc và Cần Đước để phục dân sinh.

Với tình trạng hạn, mặn thường xuyên xảy ra hằng năm thì việc ứng dụng công nghệ thẩm thấu ngược để khử nước mặn thành nước ngọt sạch đạt tiêu chuẩn là một giải pháp giúp người dân vùng ven biển khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt, những vùng khó khăn về nước sinh hoạt và nước tưới cho vùng cây ăn trái đặc sản thì đây là một giải pháp giúp bà con sống chung với hạn và xâm nhập mặn.

Theo nhandan.com.vn

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: