Núi rác, kênh độc hại làm dấy lên thách thức chất thải EU ở Serbia

Đăng ngày: 04-03-2019 | Lượt xem: 1125
(TN&MT) - Công nhân xử lý rác thải có chứa chuột ở ngoại ô Belgrade đang phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe tăng gấp đôi từ chính thùng rác và dòng nước thải thô gần đó chảy ra con kênh...

Lon nhôm ép tại một nhà máy tái chế ở Belgrade, Serbia vào ngày 28/2/2019. Ảnh: Marko Djurica

Lon nhôm ép tại một nhà máy tái chế ở Belgrade, Serbia vào ngày 28/2/2019. Ảnh: Marko Djurica

Bãi rác, rộng khoảng 2 km2 bên ngoài thủ đô Belgrade của Serbia là thách thức mà Serbia phải đối mặt trong việc đưa các thủ tục môi trường và khí thải nhà kính trở thành các tiêu chuẩn cần thiết nếu tham gia Liên minh châu Âu (EU). Mục tiêu này theo ước tính phải trả chi phí khoảng 15 tỷ euro (17 tỷ USD).

Serbia, có kế hoạch gia nhập EU vào năm 2025 xử lý gần 10% lượng nước thải. Hai thành phố lớn nhất của Serbia là Belgrade và Novi Sad xả nước thải thô trực tiếp vào sông Danube và Sava và đất nước này có vô số bãi rác không được kiểm soát.

Tuy nhiên vấn đề cũng tạo ra các cơ hội về kinh tế.

“Trong xử lý chất thải độc hại và đô thị, chúng ta có thể thấy các khoản đầu tư khoảng 2 tỷ euro và ... khoảng 5 tỷ euro trong xử lý nước thải”, Bộ trưởng môi trường Serbia, Goran Trivan nói với Reuters.

Theo ông, các khoản đầu tư cho đến nay vẫn chậm, nhưng khi luật pháp được cải thiện, cánh cửa đầu tư đang mở rộng.

“Chúng ta sẽ phải xây dựng hơn 300 hệ thống xử lý nước thải” - Goran Trivan nói.

Serbia cho biết sẽ không đáp ứng nhu cầu về môi trường và biến đổi khí hậu của EU trước ngày dự định và đã đề xuất giai đoạn chuyển tiếp 11 năm kể từ khi gia nhập khối.

Năm ngoái, cơ quan tư vấn tài chính của chính phủ cho biết Serbia nên đầu tư 1,3% GDP để giải quyết các vấn đề môi trường, tăng từ 0,7%. Hầu hết các quốc gia khác ở Trung và Đông Âu chi khoảng 2% GDP cho môi trường.

Các mục tiêu trung hạn của EU là sẽ tái chế 50% chất thải đô thị vào năm 2020 và khoảng 65% vào năm 2035, chuyển chất thải ít hơn 10% đến bãi rác.

“Serbia chỉ tái chế khoảng 3% chất thải đô thị và tối đa 40% bao bì, còn cách xa mức 65% mà EU yêu cầu vào năm 2025”, ông Kristina Cvejanov - Giám đốc công ty quản lý chất thải EkoStarPak của Belgrade cho biết.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: