Báo động vi nhựa có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới

Đăng ngày: 16-04-2019 | Lượt xem: 1288
(TN&MT) - Một nghiên cứu mới cho biết gió có thể mang ô nhiễm đến bất cứ mọi nơi.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng gió có thể mang ô nhiễm nhựa đến khắp mọi nơi. Ảnh: Teresa Short / Getty Images
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng gió có thể mang ô nhiễm nhựa đến khắp mọi nơi. Ảnh: Teresa Short / Getty Images

Các nhà khoa học cũng phải ngạc nhiên trước số lượng vi nhựa rơi xuống từ bầu trời ở một nơi được cho là nguyên sơ như dãy núi Pyrenees của Pháp. Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm kiếm vi nhựa ở mọi nơi; ở những con sông, những đại dương và vùng đất sâu nhất trên thế giới.

Các nghiên cứu khác gần đây đã phát hiện vi nhựa trong đất nông nghiệp gần Thượng Hải, Trung Quốc, ở Quần đảo Galápagos, di sản thế giới của UNESCO và trên các con sông ở Cộng hòa Séc. Con người và các động vật khác được cho là tiêu thụ các hạt nhựa nhỏ thông qua thực phẩm và nước, nhưng những ảnh hưởng sức khỏe tiềm ẩn đối với con người và hệ sinh thái vẫn chưa được biết đến.

Tuy nhiên, ô nhiễm ở khắp mọi nơi đồng nghĩa với việc cần giải quyết triệt để vấn đề này. Steve Allen thuộc Viện nghiên cứu EcoLab gần Toulouse và đi đầu trong nghiên cứu mới ở Pyrenees cho biết: “Nếu đó là một vấn đề, nó sẽ là một vấn đề rất lớn. Sẽ không có một sinh vật nào trên Trái đất miễn dịch với điều này”.

Khoảng 335 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm trong khi số lượng này giảm rất chậm, có thể bị vỡ thành những mảnh nhỏ hơn. Đã có nhiều nghiên cứu về ô nhiễm vi nhựa ở sông và đại dương nhưng chỉ có 2 nghiên cứu trước đây đã xem xét sự xuất hiện của vi nhựa trong không khí, một nghiên cứu ở Paris, Pháp và một nghiên cứu ở Đông Quan, Trung Quốc.

Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Nature Communications, là nghiên cứu đầu tiên cho thấy gió có thể khiến vi nhựa di chuyển qua những khoảng cách đáng kể. Nhóm nghiên cứu đã thu thập các mẫu từ độ cao lớn ở Pyrenees cách xa nguồn rác thải nhựa - ngôi làng gần nhất cách đó 6km, thị trấn gần nhất 25km và thành phố gần nhất 120km.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện cứ cách một mét vuông, trung bình có 365 hạt nhựa, sợi và sợi tơ xuất hiện mỗi ngày. Allen lo lắng về việc có rất nhiều hạt được tìm thấy.

“Nó có thể so sánh với những gì được tìm thấy ở trung tâm Paris và Đông Quan, và đó là những siêu đô thị nơi có rất nhiều ô nhiễm”, Deonie Allen đến từ EcoLab và thành viên của nhóm cho biết.

“Nồng độ hạt nhựa xuất hiện tương quan với cường độ của gió và phân tích dữ liệu có sẵn cho thấy các hạt vi nhựa có thể di chuyển 100km trong không khí. Tuy nhiên, mô hình cho thấy chúng có thể xuất hiện nhiều hơn nữa. Gió đã thổi bụi sa mạc Sahara trong khoảng cách hàng ngàn km” - Deonie Allen cho biết thêm.

Các hạt vi nhựa phổ biến nhất được tìm thấy là polystyrene và polyethylen, cả hai được sử dụng rộng rãi trong bao bì và túi nhựa sử dụng một lần. Các hạt này được thu thập trong mùa đông và thậm chí nhiều hạt vi nhựa có thể xuất hiện vào mùa hè, khi thời tiết khô hơn đồng nghĩa rằng các hạt dễ dàng bị gió thổi bay hơn.

Theo chứng minh, hạt vi nhựa gây hại cho sinh vật biển khi bị nhầm lẫn với thức ăn và được tìm thấy bên trong mỗi động vật có vú biển theo nghiên cứu trong một cuộc khảo sát gần đây của Vương quốc Anh. Hồi năm 2017, hạt vi nhựa cũng được phát hiện gây ô nhiễm nước máy trên toàn thế giới và vào tháng 10 người dân ở châu Âu, Nhật Bản và Nga đã tiêu thụ lượng nước này.

Nhiều nhà khoa học lo ngại về tác động của hạt vi nhựa đến sức khỏe bởi chúng dễ dàng hấp thụ các hóa chất độc hại và có thể lưu trữ vi khuẩn có hại, thậm chí một số người còn cho rằng con người đang hít phải các hạt này.

“Các sợi nhựa đã được tìm thấy trong mô phổi của con người, và theo các nhà nghiên cứu, chúng là tác nhân lớn gây ung thư phổi” - Deonie Allen nhấn mạnh.

Giáo sư Stefan Krause thuộc Đại học Birmingham, Vương quốc Anh, không thuộc nhóm nghiên cứu cho rằng nghiên cứu mới của Pyrenees rất thuyết phục. “Những phát hiện này chắc chắn làm nổi bật nhu cầu nghiên cứu chi tiết hơn” ông nói.

Theo Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: