Dự án thủy điện dòng chính Luông Phra-bang của Lào

Đăng ngày: 12-02-2020 | Lượt xem: 1971
Vụ Quản lý dự báo khí tượng thủy văn thông tin về Dự án thủy điện dòng chính Luông Phra-bang của Lào.

Chính phủ Lào đã nộp hồ sơ tham vấn trước về dự án lên MRC. "Việc này tạo điều kiện thông báo cho các quốc gia thành viên được biết, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết cho công chúng để nghiên cứu về việc sử dụng tài nguyên nước của dự án này cũng như bất kỳ tác động nào liên quan" theo tiến sĩ An Pich Hatda, giám đốc điều hành ban thư ký MRC.

Vị trí dự án đập thuỷ điện Luang Prabang (chấm đỏ) cùng các đập khác trên sông Mekong. Đồ hoạ: Thai PBS News

Trong quá trình tham vấn trước, MRC sẽ thẩm định các khía cạnh kỹ thuật của dự án, đánh giá các tác động xuyên biên giới tiềm tàng đối với môi trường và sinh kế của những cộng đồng ven sông, đồng thời kiến nghị biện pháp giải quyết các quan ngại đó. Quá trình này thường kéo dài 6 tháng, nhưng MRC có thể gia hạn thêm. 

Bên cạnh dự án thủy điện Luang Prabang, 4 dự án khác là Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng và Pak Lay đã được đề xuất trên dòng chính sông Mekong ở Lào và cũng đã được trình để tiến hành tham vấn trước.

Sông Mekong có tổng chiều dài 4.880 km, chảy qua 6 nước gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. MRC cho biết nước sông vào đầu mùa lũ đã xuống dưới cả mức tối thiểu trong lịch sử.

Đáng lưu ý nhất là đại diện các tỉnh An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp đều đưa ra những con số đáng lo ngại khi trong 10 năm (2008-2018), tổng lượng phù sa của ĐBSCL giảm 37,9%. "Việc xây đập sẽ gây thiếu nước, xâm nhập mặn tăng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và hệ sinh thái. Đơn cử như tỉnh Bến Tre, ngân sách phải bỏ ra một khoản không nhỏ để xây dựng các công trình trữ nước ngọt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hỗ trợ người dân bị sạt lở…" - đại diện tỉnh Bến Tre dẫn chứng.

Chính phủ Việt Nam sẽ đánh giá nhiều hơn các công trình thủy điện ở Lào và Campuchia, tiếp tục tham vấn để lắng nghe ý kiến. Mối quan tâm của Việt Nam không chỉ tập trung vào tác động tại chỗ của một công trình riêng lẻ mà là tác động tổng thể có tính xuyên biên giới của toàn bộ bậc thang thủy điện dòng chính và cả những dòng nhánh. "Việc tham vấn nhằm có thêm luận cứ vững chắc trong quá trình ra quyết định đối với các hoạt động phát triển trong lưu vực sông Mê Kông nói chung và phát triển thủy điện dòng chính nói riêng"

Dự án đã có các thủ tục thông báo, tham vấn trước theo quy định. Xem xét làm rõ hơn nguồn số liệu khí tượng, thủy văn phục vụ xây dựng dự án và đánh giá. Xem xét, bổ sung các giải pháp để hạn chế sự lắng đọng phù sa trong lòng hồ.

Vụ kHQT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: