Đánh giá nhiệt độ quan trắc bề mặt toàn cầu tháng 4 năm 2020

Đăng ngày: 10-05-2020 | Lượt xem: 6265
Xét trên phạm vi toàn cầu, tháng 4 năm 2020 có thể được đánh giá nóng ngang bằng với tháng 4 năm 2016 – tháng được ghi nhận là tháng 4 nóng nhất, khi nhiều giá trị nhiệt độ đo được cao hơn giá trị trung bình trên toàn bộ khu vực miền bắc và miền trung lục địa Âu Á, một phần của Greenland và Nam Cực, nhưng cũng thấp hơn nhiệt độ trung bình ở phần lớn ở khu vực Bắc Mỹ. Ở châu Âu, các giá trị nhiệt độ đo được cao trên mức trung bình ở một số nước phương tây, nhưng dưới mức trung bình ở các quốc gia phía đông bắc.

Hình 1. Sự bất thường của nhiệt độ không khí bề mặt trong tháng 4 năm 2020 so với trung bình tháng 4 trong giai đoạn 1981-2010. Nguồn dữ liệu: ERA5. Credit: Copernicus Climate Change Service/ECMWF

Nhiều giá trị nhiệt độ tháng 4 năm 2020 cao hơn mức trung bình ở một số nước Tây Âu. Cơ quan Khí tượng Thụy Sỹ (MeteoSwiss) đã ghi nhận và báo cáo nhiệt độ trung bình tháng 4 năm 2020 ở Thụy Sĩ cao hơn 3oC so với nhiệt độ trung bình thời kỳ 1991-2020 và cao hơn gần 5oC so với nhiệt độ trung bình thời kỳ 1871-1900, và chỉ thấp hơn nhiệt độ tháng tư năm 2007. Cơ quan Khí tượng Pháp (Meteo-France) đã thông cáo rằng Pháp sẽ là nước có tháng 4 nóng kỷ lục đứng thứ ba tính từ năm 1900 đến nay.

Giá trị nhiệt độ đo được ở những nơi khác trên khắp châu Âu thì ít cực đoan hơn, cho thấy thời tiết mát mẻ hơn so với điều kiện trung bình ở phía đông của lục địa, trái ngược hoàn toàn với nhiệt độ trung bình cao hơn nhiều so với những tháng cuối mùa thu và mùa đông năm 2019/20.

Đối với những khu vực nằm ngoài châu Âu, nhiệt độ quan trắc được cao hơn trung bình tại phần lớn khu vực Siberia, miền Bắc và ven biển miền Trung Greenland, và một số vùng của Nam Cực, bờ biển Alaska và Bắc Băng Dương. Nhiệt độ cũng cao hơn mức trung bình so với Mexico, một số vùng của miền trung và tây bắc châu Phi và phía tây Australia.

Ngược lại, nhiều giá trị nhiệt độ đo được trong tháng 4 năm 2020 lại thấp hơn nhiều so với trung bình ở Canada. Nhiều vùng đất khác, bao gồm cả các vùng phía Nam và Đông Nam Châu Á, nhiệt độ thấp hơn bình thường một chút.

Mặc dù các giá trị nhiệt độ quan trắc được thấp hơn một chút so với trung bình so với các khu vực trong tất cả các đại dương lớn, nhưng nhiệt độ không khí trên biển chủ yếu cao hơn mức trung bình 1981-2010. Nhiệt độ tăng cao nhất đối với một số khu vực trên vùng Đông Bắc và Đông Nam Thái Bình Dương.

Hình 2. Dị thường về nhiệt độ không khí bề mặt trung binh tháng trên phạm vi toàn cầu và Châu Âu từ tháng 1 năm 1979 đến tháng 3 năm 2020, so với thời kỳ 1981-2010. Các thanh màu đậm hơn biểu thị giá trị của tháng ba. Nguồn dữ liệu: ERA5. Credit: Copernicus Climate Change Service/ECMWF

Nhiều giá trị nhiệt độ trên phạm vi toàn cầu cao hơn nhiều so với giá trị trung bình tháng của tháng 4 năm 2020, khiến tháng này trở thành một trong hai tháng Tư ấm nhất được ghi nhận. Đó là:

  • Ấm hơn 0,70°C so với giá trị trung bình tháng 4 trong giai đoạn 1981-2010;
  • Mát hơn tháng 4 năm 2016 – tháng 4 nóng nhất trong toàn bộ cơ sở dữ liệu hiện có, nhưng với mưc độ chênh không đáng kể, chỉ 0,01°C;
  • Ấm hơn 0,08°C so với tháng 4 năm 2019 – Tháng 4 ấm thứ 3 trong toàn bộ cơ sở dữ liệu hiện có.

Các giá trị nhiệt độ trung bình bất thường ở Châu Âu thường lớn hơn và biến đổi nhiều hơn so với tình hình biến đổi nhiệt độ toàn cầu, đặc biệt là vào mùa đông.

Nhiệt độ trung bình Châu Âu trong tháng 4 năm 2020 cao hơn giá trị nhiệt độ trung bình tháng 4 trong gian đoạn 1981-2010, nhưng chỉ cao hơn khoảng 0,6°C, nhưng đã có một giá trị dị thường vượt quá mười hai lần vào tháng Tư kể từ đầu thế kỷ.

Trong 12 tháng qua – từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020

Hình 3. Sự bất thường về nhiệt độ không khí bề mặt từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020 so với mức trung bình trong giai đoạn 1981-2010. Nguồn dữ liệu: ERA5. Credit: Copernicus Climate Change Service/ECMWF

Có thể đánh giá nhiệt độ trung bình trong khoảng thời gian mười hai tháng tính từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020 như sau:

  • Cao hơn giá trị trung bình giai đoạn 1981-2010 tại những khu vực Bắc Alaska, Đông Bắc Canada, qua miền trung Bắc Siberia và Bắc Băng Dương, ở phía bắc và trên thềm băng Ross ở Nam Cực;
  • Cao hơn giá trị trung bình trên hầu hết toàn bộ khu vực Châu Âu;
  • Cao hơn giá trị trung bình so với hầu hết các khu vực khác trên đất liền và đại dương;

Thấp hơn giá trị trung bình trên một số khu vực đất liền, đặc biệt là miền Trung Canada và một số khu vực đại dương, chủ yếu ở Nam bán cầu.

Hình 4. Giá trị trung bình mười hai tháng của nhiệt độ không khí bề mặt bất thường trung bình toàn cầu và trung bình Châu Âu so với giai đoạn 1981-2010, dựa trên các giá trị hàng tháng từ tháng 1 năm 1979 đến tháng 4 năm 2020. Các thanh màu đậm hơn là mức trung bình cho mỗi năm theo Dương lịch từ 1979 đến 2019. Nguồn dữ liệu: ERA5. Credit: Copernicus Climate Change Service/ECMWF

Cách đánh giá trung binh đối với nhiệt độ trong khoảng thời gian mười hai tháng có thể làm giảm bớt các thay đổi ngắn hạn về nhiệt độ trung binh trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Trên phạm vi toàn cầu cho thấy, giai đoạn mười hai tháng tính từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020 ấm hơn 0,65°C so với giá trị trung bình giai đoạn 1981-2010.

Thời gian mười hai tháng ấm nhất là từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016, với nhiệt độ trung bình cao hơn 0,66°C. Năm 2016 là năm dương lịch ấm nhất được ghi nhận, với việc giá nhiệt độ toàn cầu cao hơn 0,63°C so với giai đoạn 1981-2010. Năm 2019 là năm Dương lịch ấm thứ hai trong cơ sở dữ liệu này, với nhiệt độ trung bình tăng 0,59°C.

Mức độ chênh lệch 0,63°C cần phải được cộng thêm vào các giá trị này để kết nối giữa nhiệt độ toàn cầu hiện nay với mức nhiệt độ trung bình thời kỳ tiền công nghiệp được xác định trong Báo cáo đặc biệt của IPCC về “Sự nóng lên toàn cầu 1,5°C”. Khi số liệu quan trắc cho thấy, mức tăng nhiệt độ trung bình trong mười hai tháng, tính đến tháng 4 năm 2020 đã là gần 1,3°C.

Sự chênh lệch giá trị trung bình toàn cầu từ cơ sở dữ liệu nhiệt độ khác nhau là tương đối lớn trong ba năm qua. Trong giai đoạn này, nhiệt độ trung bình mười hai tháng được đánh giá ở đây cao hơn so với các giá trị tương tự ở năm cơ sở dữ liệu khác, khi so sánh với giai đoạn 1981-2010. Các giá trị chênh lệch nằm trong khoảng từ 0,03°C đến 0,14°C, với giá trị trung tuyến là 0,06°C, cho năm 2019. Điều này một phần là do sự khác biệt của các khu vực, khi mà các cơ sở dữ liệu đại diện cho các khu vực tương đối ấm áp đã chiếm ưu thế ở Bắc Cực và các vùng biển xung quanh Nam Cực. Sự khác biệt trong ước tính cả nhiệt độ mặt biển ở nơi khác và nhiệt độ trên đất liền bên ngoài Bắc Cực là những yếu tố ảnh hưởng tiếp theo. Tuy nhiên, vẫn có một số thống nhất chung khi đánh giá giữa các cơ sở dữ liệu liên quan đến:

  • Sự ấm áp đặc biệt của năm 2016 và sự ấm áp của năm 2015, 2017, 2018 và đặc biệt là năm 2019;
  • Sự gia tăng điển hình của nhiệt độ toàn cầu ở mức trung bình gần 0,2°C mỗi thập kỷ kể từ cuối những năm 1970;
  • Xu hướng nhiệt độ trung bình năm gia tăng được duy trì từ năm 2002 trở về sau này.

Có khá nhiều thay đổi trong các giá trị nhiệt độ trung bình của Châu Âu, nhưng các giá trị này có độ tin cậy khá lớn vì mức độ quan trắc che phủ của lục địa này tương đối dày đặc. Giá trị trung bình mười hai tháng tại Châu Âu đã ở mức cao từ năm 2014 đến năm 2016, sau đó, đã giảm, nhưng đã tăng trở lại ở mức cao hơn. Mức trung bình mới nhất, đến tháng 4 năm 2020, đã tiệm cận với mức tối đa là 1,6°C so với mức trung bình giai đoạn 1981-2010. Năm Dương lịch ấm nhất được ghi nhận cho Châu Âu tính đến thời điểm hiện tại là năm 2019, với giá trị nhiệt độ trung bình năm cao hơn 1,2°C trên mức trung bình 1981-2010. Nhưng sự khác biệt so với năm 2020 tại thời điểm này càng trở lên thật bé nhỏ.

Thông tin tham khảo thêm có thể được tìm thấy tại các trang web:

Chương trình Dịch vụ Biến đổi khí hậu: https://climate.copernicus.eu/

Trung tâm hạn vừa – hạn dài Châu Âu: https://www.ecmwf.int/

Chương trình Copernicus: https://www.copernicus.eu/en

Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế tổng hợp và biên dịch

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: