Cơ sở giám sát tài nguyên nước dưới tác động của BĐKH

Đăng ngày: 15-12-2017 | Lượt xem: 1345
(TN&MT) - Để thiết lập hệ thống quan trắc - giám sát tác động của BĐKH đến tài nguyên nước mặt và nước dưới đất cần phải có Bộ tiêu chí, bao gồm các tiêu chí về: mục tiêu quan trắc,...

Đây là kết quả nghiên cứu của TS Nguyễn Minh Khuyến (Trung tâm Công nghệ tài nguyên nước) với đề tài ”Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xác lập hệ thống quan trắc - giám sát tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước mặt, nước dưới đất. Nghiên cứu điển hình trên lưu vực sông Mã”. Đề tài nằm trong khuôn khổ Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011 – 2015.

Trạm quan trắc nước mặt tự động ở Đồng Nai

Từ các nghiên cứu tổng quan về hệ thống quan trắc - giám sát tác động của BĐKH đến nguồn nước mặt, nước dưới đất của thế giới và ở Việt Nam, TS Nguyễn Minh Khuyến đã đưa ra cơ sở xác định các yếu tố đặc trưng trong bối cảnh BĐKH có khả năng tác động đến nguồn tài nguyên này. Đồng thời, đánh giá được kết quả xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên nước hiện tại của Việt Nam và đề ra bộ tiệu chí trên.

Đề tài cũng thiết lập được mạng lưới quan trắc tài nguyên nước toàn quốc là 172 trạm quan trắc nước mặt (50 trạm xu thế, 104 trạm vận hành, 18 trạm tuân thủ) và 616 điểm quan trắc nước dưới đất (314 điểm xu thế, 251 điểm vận hành, 51 điểm tuân thủ). Thiết lập được mạng lưới quan trắc tài nguyên nước sông Mã là 17 trạm quan trắc nước mặt (10 trạm xu thế, 5 trạm vận hành, 2 trạm tuân thủ), trong đó 4 trạm giám sát BĐKH, NBD; và 24 điểm quan trắc nước dưới đất (13 điểm xu thế, 11 điểm vận hành), trong đó 21 điểm giám sát BĐKH.

Trên cơ sở này, xây dựng Bản đồ mạng lưới quan trắc – giám sát tác động của BĐKH đến nguồn nước mặt nước dưới đất trên toàn quốc tỷ lệ 1:1000.000; Bản đồ hệ thống quan trắc - giám sát tác động của BĐKH đến tài nguyên nước trên lưu vực sông Mã, tỷ lệ 1:200.000.

Qua kết quả nghiên cứu, cần có nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH đề tài nguyên nước ở từng lưu vực sông một cách chi tiết. Kết quả thiết lập mạng quan trắc trên lưu vực sông Mã có thể sử dụng cho việc quy hoạch mạng quan trắc, sau khi đánh giá, đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng cho các lưu vực sông khác. Bên cạnh đó, để có vị trí các điểm quan trắc cụ thể cần nghiên cứu chi tiết về địa chất, địa tầng.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: